Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt, cha mẹ cần làm gì?

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng bởi lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn khá non nớt, chưa hoàn thiện nên trẻ rất dễ gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này do đâu và cha mẹ có thể làm gì để giải quyết tình trạng này? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có lời giải đáp chính xác nhất. 

Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt, cha mẹ cần làm gì?

1. Tìm hiểu về tình trạng trẻ bị tiêu chảy sủi bọt

Trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa lúc này còn đang non nớt và đang trong giai đoạn hoàn thành. Kèm theo đó, sức đề kháng của trẻ sơ sinh không được tốt, chính vì thế trẻ khá nhạy cảm và dễ mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. 

Một trong các vấn đề thường gặp nhất đó chính trẻ sơ sinh khi bị tiêu chảy sủi bọt. Tình trạng này khiến cho cơ thể của trẻ bị mất nước nghiêm trọng và trẻ sẽ có tình trạng mệt mỏi, kiệt sức. Nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc và khắc phục sớm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. 

Nhiều cha mẹ thắc mắc: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có sủi bọt sẽ có những đặc điểm như thế nào?

Đặc điểm dễ nhận biết nhất của tình trạng này đó chính là: tần suất đo ngoài của trẻ sẽ nhiều hơn so với bình thường, có thể lên đến 3-4 lần trở lên. Bên cạnh đó, phân có kèm theo hiện tượng lỏng, sủi bọt li ti. 

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt, cha mẹ cần làm gì?

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng bởi lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn khá non nớt, chưa hoàn thiện nên trẻ rất dễ gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa.

2. Phân biệt tình trạng trẻ bị tiêu chảy sủi bọt và đi ngoài bình thường

Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý để phân biệt tình trạng tiêu chảy sủi bọt với việc trẻ đi ngoài bình thường như sau:

– Với những trẻ sơ sinh bị tiêu chảy kèm sủi bọt, ban đầu phân sẽ có hơi sệt và có chút lợn cợn, về sau chúng chuyển về dạng nước và lẫn bọt. 

– Với những trẻ bình thường khá, chế độ ăn uống khác nhau sẽ cho ra phân khác nhau. Trẻ ăn sữa mẹ thì sẽ đi ngoài phân mềm, hơi có mùi nhưng không không lỏng. Trung bình mỗi ngày trẻ có thể đi ngoài từ 4-6 lần.

– Trẻ ăn sữa công thức phân sẽ có màu vàng nâu nhưng không mềm giống phân của trẻ bú sữa mẹ. Số lần của trẻ đi ngoài cũng ít hơn so với trẻ bú sữa mẹ, có thể từ 1-2 lần/ngày. 

Với những đặc điểm kể trên, cha mẹ có thể phân biệt và phát hiện tình trạng sức khỏe của trẻ một cách kịp thời. 

Nếu tình trạng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy kéo dài, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay và điều trị ngay để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. 

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt, cha mẹ cần làm gì?

Dựa vào đặc điểm và tính chất của phân ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ có thể biết trở đang gặp vấn đề gì hay không

3. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy kèm sủi bọt, nguyên nhân do đâu?

Nhiều cha mẹ băn khoăn không biết nguyên nhân nào gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là do đâu? Khi nắm được nguồn gốc, nguyên nhân gây ra bệnh, chúng ta có thể dễ dàng tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mà cha mẹ cần lưu ý:

3.1 Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt do rối loạn tiêu hóa

Đa số trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là do bị rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân được cho là có thể do cha mẹ chưa biết cách hoặc chưa cẩn thận trong quá trình chăm sóc cho trẻ. Việc bình sữa, núm ti, nướu gặm không đảm bảo vệ sinh cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ bị virus, ký sinh trùng tấn công vào đường ruột. Hậu quả là khiến cho đường ruột của trẻ bị nhiễm khuẩn và gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa. 

Đây là nguyên nhân khá phổ biến, do đó cha mẹ hãy quan tâm sát sao và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ và tay trước khi cho trẻ sử dụng. 

3.2 Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt do dị ứng thực phẩm

Có rất nhiều trẻ sơ sinh bị tiêu chảy do dị ứng với một số loại thực phẩm. Do đó, cha me cần tìm hiểu và lựa chọn kỹ các loại sữa có thành phần gây dị ứng cho trẻ. Ngoải ra, khi cho trẻ ăn dặm, cha mẹ cần quan sát phản ứng của trẻ khi ăn, xem bé có dị ứng với bất kỳ thực phẩm nào đó hay không?

Nếu trẻ có dấu hiệu dị ứng thực phẩm, cha mẹ cần hạn chế sử dụng chúng trong các bữa ăn để đảm bảo sức khỏe cho con yêu của mình. 

3.3 Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi do khả năng hấp thu của cơ thể yếu

Ngoài những nguyên nhân kể trên thì tình trạng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy kèm sủi bọt còn xuất phát từ việc hấp thụ dinh dưỡng của trẻ yếu. Việc trẻ không hấp thụ hết các chất dinh dưỡng dung nạp vào cơ thể sẽ khiến cha trẻ gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu và tiêu chảy. Do đó, cha mẹ cần lưu ý về vấn đề này để chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. 

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu trẻ bị trào ngược dạ dày và cách xử trí

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt, cha mẹ cần làm gì?

Đa số trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là do bị rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân được cho là có thể do cha mẹ chưa biết cách hoặc chưa cẩn thận trong quá trình chăm sóc cho trẻ

4. Cách giải quyết khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy khiến cha mẹ lo lắng bởi việc tiêu chảy sủi bọt sẽ khiến cơ thể của trẻ bị mất nước nhanh chóng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu trẻ gặp phải tình trạng trên, cha mẹ cần lưu ý như sau:

– Xác định nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy của trẻ để từ đó có phương pháp xử lý và phòng tránh. 

– Nếu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy do dị ứng thực phẩm thì cha mẹ nên lựa chọn cho con những loại sữa phù hợp. Nếu trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn, cha mẹ nên tìm hiểu những loại thực phẩm mà bé bú có thể dị ứng. 

– Bên cạnh đó, bạn cần tăng cường cho bé bú mẹ để bé tránh tình trạng mất nước. 

– Viêm đường ruột có thể xảy ra ở trẻ nhỏ tiếp xúc với các đồ vật không đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là các thiết bị như: bình sữa, ti giả, nướu…

Cha mẹ nên đảm bảo vệ sinh, tiệt trùng các thiết bị, sản phẩm mà trẻ tiếp xúc. Có như vậy, hiện tượng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mới có thể được cải thiện và kiểm soát.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt, cha mẹ cần làm gì?

>>>>>Xem thêm: Bé bị cảm lạnh ăn cháo gì thì tốt?

Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ cần tăng cương trẻ bú sữa mẹ để tránh tình trạng mất nước

Với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ, hy vọng cha mẹ đã bỏ túi cho mình được những kiến thức hệ tiêu hóa của trẻ đặc biệt là hiện tượng tiêu chảy sủi bọt. Để hạn chế các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa của trẻ cha mẹ cần phải nắm vững các kiến thức đồng thời chăm sóc bé một cách cẩn thận. Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài, cha mẹ cần lập tức đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị bởi có thể đây là dấu hiệu cảnh báo của những bệnh nguy hiểm khác. 

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *