Trẻ sơ sinh bị vàng da là một tình trạng phổ biến, đặc biệt với trẻ sinh non. Đa số trường hợp trẻ bị vàng da đều có thể tự khỏi mà không cần điều trị hoặc không gây nguy hại đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên một số trẻ bị vàng da do tiềm ẩn một số bệnh lý. Để hiểu thêm về hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh, ba mẹ nên đọc thông tin ở bài viết sau.
Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị vàng da là tiềm ẩn của những bệnh lý gì?
1. Trẻ sơ sinh bị vàng da là do yếu tố nào?
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh là do máu có nồng độ sắc tố bilirubin cao. Thông thường bilirubin sẽ được loại bỏ ra khỏi máu nhờ hoạt động của gan. Sắc tố này đi ra ngoài cơ thể qua việc đi vệ sinh. Trong lúc mang thai, gan mẹ thực hiện chức năng loại bỏ bilirubin của em bé. Sau khi ra đời, gan của con sẽ mất khoảng thời gian mới bắt đầu hoạt động như bình thường. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến trẻ sơ sinh bị vàng da.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh là do máu có nồng độ sắc tố bilirubin cao.
Ngoài ra, nhiều trẻ sơ sinh có thể bị vàng da do có anh chị ruột từ bị vàng da, bị rối loạn máu do di truyền,…
2. Phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý
2.1 Trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý
Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh là hiện tượng phổ biến, thường xuất hiện sau 1-2 ngày từ khi bé chào đời và có xu hướng tự biến mất sau 1 tuần đầu tiên. Những trường hợp bé sinh thiếu tháng, thời gian này có thể kéo dài khoảng 2 tuần.
Các bé sơ sinh bị vàng da do sinh lý thường ở mức độ nhẹ do hàm lượng bilirubin tích tụ trong máu vượt mức. Đối với trẻ đủ tháng, nồng độ bilirubin trong máu không quá 12mg%, trẻ thiếu tháng không quá 15mg% và tốc độ tăng bilirubin trong máu luôn nhỏ hơn 5mg%/1 ngày.
Thông thường trẻ sẽ bị vàng da ở mức độ nhẹ, xuất hiện ở vùng mặt, cổ, ngực và trên rốn. Nước tiểu của trẻ có màu vàng sậm trong khi đó nước tiểu trẻ sơ sinh thường không có màu. Ngoài ra trẻ không có thêm triệu chứng bất thường nào khác như thiếu máu, gan lách to, bỏ bú,…
Sau khoảng 1-2 tuần, hiện tượng này sẽ biến mất do gan của trẻ phát triển hơn, đủ khả năng thực hiện chức năng lọc thải bilirubin và không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào đến sức khỏe của trẻ.
2.2 Trẻ sơ sinh bị vàng da do bệnh lý
Nếu trong trường hợp phát hiện vàng da ở trẻ sơ sinh từ rất sớm, trong 24h sau sinh thì nhiều khả năng cơ thể bé đang tiềm ẩn căn bệnh nào đó.
Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vàng da ở trẻ sơ sinh là: mẹ và con không cùng nhóm máu, trẻ bị nhiễm virus bào thai, mắc bệnh về gan bẩm sinh hoặc tan máu (thiếu men G6PD, hồng cầu hình liềm), bị bầm tím sau khi sinh hoặc xuất huyết nội tạng, đi chậm phân su.
Ba mẹ có thể nhận biết được trẻ bị vàng da do bệnh lý thông qua những triệu chứng điển hình như sau:
– Vàng da gần như toàn thân, từ lòng bàn tay, bàn chân, thậm chí cả kết mạc mắt. Mức độ vàng da sậm hơn mức sinh lý nhiều lần.
– Thời gian bị vàng da kéo dài hơn 10 ngày nếu con sinh đủ tháng, hơn 14 ngày nếu con sinh thiếu tháng.
– Con có những dấu hiệu bất thường khác: sốt, co giật, bỏ bú, lừ đừ, ngủ li bì,…
Nếu trẻ có những dấu hiệu trên, cha mẹ cần đưa ngay đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám, tìm hiểu rõ nguyên nhân vàng da và có phương hướng điều trị kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Bé 1 tuổi khóc không ra tiếng, đi khám phát hiện viêm thanh quản
Trẻ sơ sinh vàng da do bệnh lý thường vàng da toàn thân, từ lòng bàn tay, bàn chân, kết mạc mắt
3. Trẻ bị vàng da do bệnh lý có nguy hiểm không?
Khi trẻ bị vàng da do bệnh lý, cha mẹ tuyệt đối không nên coi thường bởi có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Một trong biến chứng nguy hiểm nhất đó là vàng da nhân.
Vàng da nhân xảy ra khi nồng độ bilirubin trong máu vượt quá ngưỡng cho phép trong khi đó gan không lọc thải kịp. Khi đó bilirubin nhanh chóng bị ngấm vào não, gây tổn thương não và rất khó khắc phục. Đây là biến chứng có ảnh hưởng tiêu cực đến não bộ của trẻ, ngăn cản quá trình phát triển của tế bào não. Do đó, trẻ vàng da do bệnh lý nếu được phát hiện sớm trong vòng 7 ngày sau sinh sẽ có khả năng điều trị tốt hơn, ngăn ngừa hiệu quả những nguy cơ làm tổn thương não bộ của trẻ.
Khi trẻ bị vàng da, cha mẹ có thể nhận biết bằng mắt thường thông qua dấu hiệu ở da bé. Ngoài ra, có thể kiểm tra bằng cách ấn nhẹ lên da bé và giữ khoảng vài giây, nếu bé bị vàng da thì vết ấn đó có màu vàng rõ. Bố mẹ nên quan sát con hàng ngày để kịp thời phát hiện, tránh gây những biến chứng khôn lường nguy hại đến sức khỏe con.
4. Cách phòng ngừa hiệu quả vàng da ở trẻ sơ sinh
Để phòng ngừa hiệu quả trẻ bị vàng da, cha mẹ nên chú ý thực hiện ngay từ khi mang thai đến khi con chào đời. Cụ thể:
– Chăm sóc sức khỏe trong quá trình thai nghén, mẹ bầu nên thực hiện khám thai đầy đủ để phát hiện bệnh lý trong thai kỳ, tránh được nguy cơ sinh non, nhẹ cân hoặc bị nhiễm trùng từ mẹ sang con.
>>>>>Xem thêm: Nhận biết sớm triệu chứng ho gà ở trẻ nhỏ
Để phòng ngừa hiệu quả trẻ bị vàng da, cha mẹ nên chú ý thực hiện ngay từ khi mang thai, nhất là việc thực hiện khám thai đầy đủ
– Mẹ cho bé bú ngay sau khi sinh và giữ ấm cho trẻ. Việc này giúp trẻ không bị hạ thân nhiệt, hạ đường huyết cũng như là đi phân su sớm.
– Tăng cữ bú một ngày cho trẻ để giúp đào thải nhanh bilirubin qua đường tiêu hoá, tránh tích tụ trong máu quá cao gây vàng da.
– Phòng chăm trẻ phải có đủ ánh sáng để cha mẹ có thể dễ dàng theo dõi màu sắc da của con.
– Trong 7 đến 10 này sau sinh, cha mẹ cần theo dõi sát sao mức độ tiến triển vàng da của trẻ.
Vàng da là một trong hiện tượng sinh lý khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên một số trường hợp vàng da có thể tiềm ẩn những bệnh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Do vậy, cha mẹ cần theo dõi tình trạng da của con cùng với những biểu hiện bất thường khác để kịp thời đưa trẻ đi thăm khám và điều trị, tránh những hậu quả không hưởng xảy ra, tác động xấu đến sức khỏe của con.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.