Trẻ sơ sinh bị viêm họng, cha mẹ cần làm gì?

Viêm họng là một trong những bệnh lý mà trẻ sơ sinh rất dễ mắc phải. Bệnh gây nên những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ. Vậy khi trẻ sơ sinh bị viêm họng, cha mẹ cần làm gì?

Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị viêm họng, cha mẹ cần làm gì?

1. Nguyên nhân và triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm họng

Trẻ sơ sinh bị viêm họng, cha mẹ cần làm gì?

Viêm họng là bệnh lý dễ mắc phải ở trẻ sơ sinh

Viêm họng ở trẻ sơ sinh là tình trạng vùng hầu họng bị sưng nề, tổn thương do sự xâm nhập của virus. Mặc dù phần lớn trẻ sơ sinh đều được người lớn chăm sóc rất kỹ nhưng những yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ bị viêm họng ở trẻ:

– Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh khiến sức đề kháng của trẻ bị giảm, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn gây bệnh.

– Thói quen cho trẻ nằm phòng điều hòa, quạt gió,… trong mùa hè của ba mẹ vô tình làm trẻ bị khô hầu họng, mất nước,… khiến hệ hô hấp bị yếu đi.

– Do hệ quả từ các bệnh lý như viêm mũi, dị ứng,… không được điều trị dẫn đến viêm họng….

Khi bị viêm họng, trẻ thường có các triệu chứng như:

-Sốt: Sốt là phản ứng điển hình và thường gặp nhất khi trẻ bị viêm họng. Trẻ có thể bị sốt nhẹ hoăc sốt cao đột ngột lên tới 39 – 40 độ C. Đây là phản ứng cho thấy hệ miễn dịch của trẻ đang hoạt động để chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. Đồng thời cũng là dấu hiệu cảnh báo cho cha mẹ biết cơ thể của bé đang gặp nguy hiểm.

-Các triệu chứng mũi họng: Cùng với sốt, một loạt các triệu chứng như ho (có thể ho từng tiếng hoặc ho liên tục), nghẹt mũi một bên hoặc cả hai bên, chảy nước mũi trong, trẻ thở bằng miệng do mũi bị bít tắc, họng sưng, đau, giọng khóc bị khàn, môi khô,…

-Trẻ cảm thấy khó chịu, tỏ rõ sự mệt mỏi và thường chán ăn, bỏ bú,…

– Nổi hạch cổ: Một số trường hợp trẻ bị viêm họng nặng có thể xuất hiện tình trạng nổi hạch ở cố, các hạch này thường mềm, dễ di động và có kích thước giảm dần khi tình trạng bệnh giảm.

Viêm họng đối với người lớn là bệnh lý rất bình thường, song với trẻ sơ sinh thì ngược lại. Cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan với bất kỳ triệu chứng bất thường nào ở trẻ và cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám để được điều trị kịp thời. Đối với viêm họng cấp, bệnh có thể diễn biến thành viêm amidan, viêm phế quản, viêm xoang,… thậm chí là viêm tai hạch mủ, viêm phổi hay nhiễm khuẩn huyết vô cùng nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.

2. Chẩn đoán, điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm họng

Tìm hiểu thêm: Đậu mùa và thủy đậu là 2 bệnh khác nhau chớ nhầm lẫn

Trẻ sơ sinh bị viêm họng, cha mẹ cần làm gì?

Khi trẻ sơ sinh bị viêm họng cần đưa trẻ tới bệnh viện để thăm khám và điều trị

Khi trẻ có những triệu chứng bất thường, cha mẹ nên đưa trẻ tới thăm khám và điều trị sớm để tránh bệnh tiến triển nặng. Thông qua thăm khám, nội soi tai mũi họng và các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác được mức độ của bệnh và tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh. Song song với đó thì phác đồ điều trị cũng sẽ được đưa ra phù hợp với sức khỏe của trẻ, bao gồm cả loại thuốc và liều lượng phù hợp với trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh, việc điều trị nội khoa cần ưu tiên hạn chế kháng sinh một cách tối đa để tránh những ảnh hưởng của kháng sinh tới sự phát triển của trẻ. Đây cũng là lý do mà các tổ chức y tế luôn khuyên cha mẹ không nên tự ý mua kháng sinh về điều trị cho trẻ. Ngoài ra, việc tùy tiện sử dụng kháng sinh khi chưa hiểu về dược tính của thuốc có thể gây sốc phản vệ cho trẻ sơ sinh cực kỳ nguy hiểm.

Song song với phác đồ điều trị của bác sĩ, cha mẹ cần chủ động kết hợp một số biện pháp chăm sóc để hỗ trợ trẻ phục hồi nhanh như:

– Tích cực cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn. Trong sữa mẹ, ngoài giúp trẻ bù nước, bổ sung dinh dưỡng còn chứa một lượng rất lớn kháng thể giúp cơ thể bé khỏe mạnh hơn và chống lại mầm bệnh.

– Thực hiện vệ sinh mũi họng cho trẻ với nước muối sinh lý: với mũi, cha mẹ có thể sử dụng bông tăm mềm chuyên dành cho trẻ, làm ướt bằng dung dịch nước muối sinh lý và nhẹ nhàng làm sạch các bụi bẩn, lớp nhầy trong niêm mạc. Với vùng họng có thể sử dụng khăn bông mềm, bông gạc và thực hiện tương tự để làm sạch miệng cho trẻ, tránh đưa vào quá sâu vì có thể kích thích phản ứng nôn trớ của trẻ.

– Nếu trẻ có cơn sốt, hạ sốt cho trẻ bằng cách đặt trẻ nằm nơi thoáng đãng, sạch sẽ, nới lỏng quần áo cho trẻ, dùng khăn ấm để chườm hạ sốt tại trán, nách, bẹn cho trẻ. Trong trường hợp sốt cao cần liên hệ bác sĩ để hạ sốt đúng cách cho trẻ.

– Giữ không gian ở của trẻ sạch sẽ. Cần loại bỏ hoàn toàn bụi bẩm, nấm mốc nếu có trong phòng của trẻ, đồng thời giữ phòng mát mẻ, thông thoáng nhất có thể.

– Thông báo với bác sĩ ngay nếu trẻ có những bất thường như thở rít, khó thở, sốt quá cao hoặc tím tái,…

3. Phòng ngừa viêm họng cho trẻ

Trẻ sơ sinh bị viêm họng, cha mẹ cần làm gì?

>>>>>Xem thêm: Nạo VA cho bé: Những điều phụ huynh cần biết

Cho trẻ bú sữa mẹ là cách hiệu quả giúp trẻ tăng đề kháng

Với trẻ sơ sinh nói riêng và trẻ em nói chung, việc phòng ngừa viêm họng là rất quan trọng. Mặc dù gây ảnh hưởng không ít tới sức khỏe và quá trình điều trị có thể kéo dài tới 1 – 2 tuần, thế nhưng việc phòng tránh bệnh lại có thể thực hiện một cách hết sức đơn giản:

– Tránh đổ mồ hôi quá nhiều một lúc, mồ hôi ra nhiều gặp gió rất dễ khiến trẻ bị nhiễm lạnh ngược và ốm.

– Không gian sống của trẻ cần sạch, thoáng và mát. Đặc biệt trong những ngày hè oi bức, cha mẹ không nên lạm dụng quạt hay điều hòa để giúp trẻ cảm thấy bớt nóng bởi hành động này có thể khiến trẻ bị ốm, viêm họng. Nhất là khi trẻ đi ngủ, cha mẹ chỉ nên để chế độ quạt hoặc điều hòa thoang thoảng, không xoay quạt cũng như điều hòa vào người bé. Nhiệt độ phù hợp cho trẻ sơ sinh là từ 25 đến 27 độ C. Cần lưu ý tuyệt đối về sự chênh lệch nhiệt độ khi di chuyển  bé tới các không gian khác nhau.

– Cho trẻ bú mẹ nhiều để tăng đề kháng.

– Luôn thực hiện vệ sinh tai mũi họng cho bé hằng ngày. Việc vệ sinh tai mũi họng sẽ giúp trẻ loại bỏ bớt các vi khuẩn gây bệnh có hại tồn tại trong khoang miệng, dịch mũi, Giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh do vi khuẩn gây nên.

Trên đây là một số những thông tin về viêm họng của trẻ sơ sinh cũng như cách xử lý, chăm sóc, phòng ngừa bệnh cho trẻ. Hi vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp ba mẹ dễ dàng hơn khi chăm sóc trẻ hằng ngày.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *