Trẻ sơ sinh bị viêm phổi – những thông tin cha mẹ không được bỏ qua

Một trong những bệnh lý nguy hiểm tới tính mạng của trẻ sơ sinh chính là viêm phổi bởi bệnh diễn biến nhanh, triệu chứng dễ nhầm lẫn. Vậy làm thế nào để nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm phổi và cần làm gì khi con bạn không may trong trường hợp này, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị viêm phổi – những thông tin cha mẹ không được bỏ qua

1. Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị viêm phổi – những thông tin cha mẹ không được bỏ qua

Trẻ sơ sinh bị viêm phổi không điều trị kịp thời sẽ gây đe dọa trực tiếp tính mạng của trẻ

Hô hấp của trẻ khi trong bụng mẹ và khi chào đời có sự khác biệt lớn. Trẻ phải tự học cách thích nghi với môi trường mới và với hệ hô hấp cũng dần hoàn thiện. Thời điểm chào đời và thời gian sơ sinh là giai đoạn nhạy cảm nhất đối với trẻ, trẻ rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân có hại nếu quá trình sinh và chăm sóc không được tốt.

Theo thống kê, riêng với bệnh viêm phổi thì tỷ lệ trẻ sơ sinh bị viêm phổi chiếm đến 80% các ca mắc và tỷ lệ tử vong ở độ tuổi này cũng là cao nhất. Viêm phổi là bệnh lý hô hấp vô cùng nguy hiểm với trẻ nhỏ, tác nhân gây bệnh là các loại vi khuẩn như Coli, Gram âm hay Listeria,.. tấn công phổi làm tê liệt chức năng hô hấp và dẫn tới một loạt các biến chứng nguy hiểm.

Có rất nhiều yếu tố gián tiếp gây nên tình trạng viêm phổi, cụ thể các nguyên nhân phổ biến nhất là:

– Thời gian vỡ ối: Thời gian vỡ ối càng lâu, nguy cơ mắc viêm phổi càng tăng do khi vỡ ối, vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào trong nước ối, và tấn công phổi. Theo thống kê, có đến 33% trẻ mắc viêm phổi khi thời gian vỡ ối kéo dài từ 6 đến 12 giờ, hơn 50% trẻ mắc viêm phổi nếu thời gian vỡ ối kéo dài từ 12 đến 24 giờ và trên 90% trẻ bị viêm phổi khi thời gian vỡ ối trên 24 giờ. Chính vì thế, để tránh trẻ sơ sinh bị suy hô hấp ngay từ khi chào đời, nếu quá trình chuyển dạ kéo dài quá lâu khi đã vỡ ối thường cần chuyển sinh mổ để đảm bảo an toàn cho bé. Ngoài ra, một số trẻ khi trào đời nếu hít phải nước ối, phân su đã nhiễm khuẩn cũng có nguy cơ bị viêm phổi.

– Nhiễm khuẩn trong quá trình chăm sóc: Nhiễm khuẩn đường hô hấp thông qua các đồ vật, dụng cụ như quần áo, vải,… môi trường xung quanh bé (không khí trong phòng) và từ người chăm sóc đều có thể xảy ra nếu không gian, đồ dùng không sạch sẽ, người chăm sóc không đảm bảo cơ thể vệ sinh sạch sẽ khi tiếp xúc trẻ.

– Thời tiết thay đổi: Đây là một trong những nguyên nhân mà nhiều cha mẹ nghĩ đến nhất khi không may trẻ bị viêm phổi. Điều này cũng vô cùng dễ hiểu bởi trẻ sơ sinh sức đề kháng và khả năng thích nghi với những thay đổi môi trường chưa cao. Vào các thời điểm giao mùa, hệ miễn dịch suy yếu sẽ khiến trẻ dễ nhiễm bệnh về hô hấp, trong đó có viêm phổi.

Ngoài ra, một số yếu tố như quá trình mang thai trẻ có được cung cấp đủ oxy, trẻ có đủ cân, có mắc chứng trào ngược hay không, trẻ có mắc bệnh về khoang miệng, da liễu hay dây rốn hay không… cũng tác động đến nguy cơ mắc viêm phổi ở trẻ.

2. Các dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi

Tìm hiểu thêm: Sốt xuất huyết ở trẻ 1 tuổi nguy hiểm tới mức nào?

Trẻ sơ sinh bị viêm phổi – những thông tin cha mẹ không được bỏ qua

Trẻ ho, nôn trớ, bỏ bú,… là những triệu chứng thường gặp khi trẻ bị viêm phổi

Viêm phổi nguy hiểm với trẻ sơ sinh vì diễn biến nhanh, phức tạp và đe dọa trực tiếp tới tính mạng của trẻ. Khi trẻ bắt đầu có những dấu hiệu nhiễm khuẩn hô hấp sau đây, cha mẹ cần lập tức đưa trẻ tới thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín:

– Trẻ có tình trạng ho, có đờm ở cổ, thở khò khè hoặc thở nhanh, thở gấp (nhận biết bằng cách đếm nhịp thở của trẻ, nếu nhịp thở trên 60 lần/ phút sẽ được coi là thở nhanh). Quan sát vùng ngực thấy trẻ thở lõm ngực.

– Trẻ thường quấy khóc, mệt mỏi, trẻ sơ sinh bỏ bú, bỏ ăn sữa.

Đặc biệt, nếu trẻ có hiện tượng tím tái hoặc xuất hiện các cơn ngưng thở cần lập tức đưa trẻ tới viện cấp cứu.

3. Biến chứng nguy hiểm của viêm phổi với trẻ

Như đã đề cập, viêm phổi diễn biến nhanh và dễ chuyển biến xấu nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài việc ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ hô hấp của trẻ sau này, trẻ còn phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như:

– Các biến chứng đối với phổi

Viêm phổi nhanh chóng lan rộng ra toàn bộ phổi gây nên tình trạng khó thở, suy hô hấp, sốc nhiễm trùng và một loạt các biến chứng với phổi: tình trạng xẹp phổi, áp xe phổi và phù phổi cấp,… Khi chuyển sang giai đoạn này, trẻ có nguy cơ tử vong rất cao.

– Biến chứng nhiễm khuẩn huyết: gây ra do tình trạng vi khuẩn xâm nhập từ phổi vào hệ tuần hoàn gây nhiễm trùng máu. Nhiễm trùng máu ở trẻ rất khó điều trị và thời gian kéo dài, tỷ lệ tử vong cao.

– Biến chứng viêm phúc mạc gây suy tạng

Ngoài ra một số biến chứng hiếm gặp ở trẻ như viêm màng não, viêm phế cầu,…

3. Phòng ngừa viêm phổi cho trẻ

Trẻ sơ sinh bị viêm phổi – những thông tin cha mẹ không được bỏ qua

>>>>>Xem thêm: Giải đáp trẻ mắc bệnh thủy đậu khi nào thì hết lây

Khi trẻ có dấu hiệu nhiễm khuẩn hô hấp, cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám

Phòng ngừa viêm phổi và các bệnh lý hô hấp cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh là điều cần thiết giúp hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh ở trẻ. Để phòng ngừa viêm phổi cho bé, cha mẹ nên:

– Cho trẻ bú mẹ nhiều nhất có thể, đặc biệt là trong 6 tháng đầu đời. Trong sữa mẹ không chỉ có chất dinh dưỡng mà còn giúp trẻ bổ sung các kháng thể quan trọng. Theo thống kê, trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có tỷ lệ gặp các bệnh về hô hấp thấp hơn rất nhiều so với trẻ không được bú mẹ thường xuyên.

– Luôn giữ ấm cho trẻ vào các thời điểm giao mùa, mùa lạnh và khi sử dụng các thiết bị làm lạnh, làm mát cho trẻ.

– Chủ động giữ vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, không bụi bẩn, bao gồm: không gian ngủ nghỉ của trẻ, các khu vực trong nhà và xung quanh nhà.

– Hạn chế cho trẻ tiếp xúc đông người hoặc tiếp xúc với nhiều người lớn bởi người lớn có thể lây nhiễm vi khuẩn, virus cho trẻ.

– Người lớn không nên hút thuốc trong nhà bởi các chất chứa trong thuốc lá có thể gây tổn thương phổi cho trẻ.

– Thực hiện tiêm phòng cho bé đầy đủ. Hiện nay, có một số loại vacxin phòng ngừa viêm phổi do một số loại virus phổ biến như vacxin phòng ngừa vi khuẩn Hib,….

– Đưa trẻ tới thăm khám ngay khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn hô hấp: ho, sổ mũi,…

Trên đây là một số thông tin cơ bản nhất về viêm phổi ở trẻ sơ sinh. Hi vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp cha mẹ xử lý nhanh khi không may trẻ sơ sinh bị viêm phổi cũng như biết cách phòng tránh cho trẻ hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *