Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu là bệnh gì?

Nhiều ba mẹ lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh đồ mồ hôi đầu nhiều, không biết con có làm sao không? Để tìm hiểu nguyên nhân khiến bé bị đổ mồ hôi đầu, cũng như cách xử trí của mẹ khi bé bị đồ mồ hôi đầu, mẹ hãy tham khảo bài viết sau.

Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu là bệnh gì?

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu

Nhiều ba mẹ khi nuôi trẻ, thường thấy trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu nhiều. Có nhiều người còn gọi là mồ hôi trộm. Rõ ràng là con không sốt, khi cặp nhiệt độ thì nhiệt độ thì cơ thể bé vẫn bình thường khoảng 37,5 độ C. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu? Vậy thì trước hết mẹ cần phân biệt được thế nào là mô hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý.

Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu là bệnh gì?

Trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu có thể do sinh lý hoặc bệnh lý

1.1. Mồ hôi trộm sinh lý

Bản chất trẻ sơ sinh bị đồ mồ hôi đầu hay mồ hôi trộm là do sự trao đổi chất ở trẻ nhỏ diễn ra mạnh hơn so với người lớn. Nếu tăng thêm một chút hung phấn và kích thích thì sẽ ra mồ hôi trộm để tỏa nhiệt trong cơ thể. Đây được coi là một sự điều chỉnh giữ cho nhiệt độ cơ thể bé luôn ổn định.

Mồ hôi trộm sinh lý thường tỏa ra nhiều ở đầu, cổ và chúng rất dễ bắt gặp khi bé ngủ nhưng khoảng 30 phút đến 60 phút sau khi bé ngủ thì mồ hôi này sẽ không còn nữa. Với trường hợp trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu sinh lý thường không gây ảnh hưởng đáng ngại đến sức khỏe của trẻ, vì vậy ba mẹ không nên quá lo lắng đối với trường hợp này.

1.2. Mồ hôi trộm bệnh lý

Đây mới thực sự là vấn đề mà ba mẹ cần quan tâm. Nếu thấy trẻ sơ sinh bị đồ mồ hôi đầu nhiều, đặc biệt là khi trẻ bú mẹ hoặc sau khi ngủ, trẻ ra mồ hôi nhiều nhưng không liên quan đến thời tiết (trời nóng bé thường ra nhiều mồ hôi hơn), hay nhiệt độ phòng của bé vẫn đủ làm cho trẻ mát thì nguyên nhân có thể do bé bị còi xương, lao sơ nhiễm.

Các biểu hiện của trẻ sơ sinh bị còi xương như thóp chậm liền, đầu xương to, ngực nhô mình gà, chân vòng kiềng. Trẻ bị lao sơ nhiễm thường có các biểu hiện như ho kéo dài, ăn uống kém, X-quang phổi có tổn thương lao sơ nhiễm.

Trong trường hợp này, nếu ba mẹ không có biện pháp xử trí trẻ sẽ ra nhiều mồ hôi và liên tục, cơ thể con sẽ mất đi một lượng nức và muối, điều này khiến cơ thể bé yếu đi, con cảm thấy mệt mỏi, lỗ chân lông mở rộng và trẻ sẽ dễ mắc phải một số bệnh lý như cảm lạnh, viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản,… Nếu hiện tượng này kéo dài và liên tục sẽ khiến trẻ dễ bị suy kiệt.

Tìm hiểu thêm: Đầy đủ những thông tin về bệnh suy dinh dưỡng

Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu là bệnh gì?

Trẻ ra mồ hôi đầu quá nhiều cẩn trọng các vấn đề bệnh lý

2. Xử trí trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu bằng cách nào?

Nếu chỉ là đổ mồ hôi đầu sinh lý thì ba mẹ cũng không cần quá lo lắng vì điều này không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên nếu trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu bệnh lý, ba mẹ cần chú ý một số biện pháp xử trí sau đây:

2.1. Bổ sung vitamin D cho trẻ

Vitamin D là vô cùng cần thiết với bé trong quá trình hình thành “bộ xương vững chắc”, giúp con tránh được bệnh còi xương. Nguồn bổ sung vitamin “rẻ tiền và hiệu quả nhất” là tận dụng ánh nắng mặt trời – tắm nắng. Cha mẹ nên cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng, trước 10 giờ, với thời gian tắm nắng nên tăng dần từ 10-30 phút. Khi tắm nắng cho trẻ cần chú ý không cho mắt trẻ tiếp xúc thẳng với ánh nắng mặt trời, nên tắm nắng vào buổi sáng đảm bảo rằng không khí ngày hôm đó trong lành, không bị ô nhiễm, nếu hôm nào không khí bị cảnh báo là ô nhiễm thì buổi sáng hôm đó mẹ cũng không nên cho bé tắm nắng đâu nhé.

2.2. Giữ cho cơ thể trẻ luôn mát mẻ

Thân nhiệt trẻ thường cao hơn sơ với người lớn, mẹ cần đảm bảo phòng ngủ của con luôn được thoáng mát. Vào thời tiết nắng nóng như mùa hè, mẹ nên cho bé chơi đùa trong bóng râm, cần tắm rửa sạch sẽ hàng ngày và cần bổ sung lượng nước đầy đủ cho con.

2.3. Dinh dưỡng hợp lý

Với trẻ sơ sinh còn bú mẹ, nên cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ dưới 6 tháng, con được bú đầy đủ sẽ giúp bé tăng sức đề kháng có thể chống chọi với nhiều bệnh tật. Với những trẻ ăn sữa ngoài mẹ cần đảm bảo bé được uống sữa đầy đủ, không để cho trẻ bị đói. Những trẻ trên 6 tháng tuổi bắt đầu “hành trình” ăn dặm, trong khẩu phần ăn của bé, mẹ nên bổ sung nhiều loại rau quả có tính mát như rau má, cải ngọt, bí đao, bí đỏ, cam, quýt,…

Không nên cho trẻ ăn nhiều thức ăn có tính nóng như dầu mỡ, thịt bò, tôm, cua, cá,…vì các thức ăn nhiều năng lượng này sẽ sinh nhiệt nhiều trong quá trình chuyển hóa, dễ làm cho cơ thể trẻ ra nhiều mồ hôi, có thể gây ngứa hoặc thậm chí nổi mụn ngoài da.

Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu là bệnh gì?

>>>>>Xem thêm: Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất

Nếu bé bị ra nhiều mồ hôi đầu kèm theo các một số biểu hiện như chậm mọc tóc, chậm mọc răng, thóp đầu liền chậm, quấy khóc,… ba mẹ hãy cho con đi thăm khám để được bác sĩ kiểm tra và điều trị tốt nhất cho con.

2.4. Đưa trẻ đi khám bác sĩ

Nếu phát hiện trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu quá nhiều, thường xuyên, hoặc bất thường (như vừa ra mồ hôi trẻ vừa mệt mỏi, tóc thưa, chậm mọc rang, thóp đầu chậm liền, bé chậm biết bò, chậm biết đi,… ba mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ Nhi khoa để con được kiểm tra và chữa trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *