Trẻ sơ sinh tăng cân chậm: nguyên nhân do đâu?

Thông thường, cân nặng của trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời tăng khá nhanh và đều đặn, bởi vậy khi trẻ sơ sinh tăng cân chậm, bố mẹ thường lo lắng liệu điều này có phải là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó hay liệu bé có phát triển khỏe mạnh? Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách xử trí cho vấn đề qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh tăng cân chậm: nguyên nhân do đâu?

Trẻ sơ sinh tăng cân chậm: nguyên nhân do đâu?

Thông thường trong tuần đầu tiên sau khi sinh, bé giảm khoảng 5 – 10% cân nặng so với khi mới sinh ra

Dấu hiệu của việc trẻ sơ sinh tăng cân chậm

Ba mẹ luôn lo lắng không biết bé yêu của mình có tăng cân chậm hơn so với các bé khác, vậy hãy cũng kiểm tra xem bé có đạt các tiêu chuẩn như dưới đây không nhé?

Tiêu chuẩn sự tăng trưởng của trẻ được đưa ra bởi Tổ chức Y tế Thế giới:

– Trong tuần đầu tiên sau khi sinh, bé giảm khoảng 5 – 10% cân nặng so với khi mới sinh ra. Sau đó, bé tăng cân đều sau 2 – 3 tuần.

– Khi 4 tháng tuổi, so với khi mới sinh, cân nặng của bé sẽ tăng gấp 2 lần.

– Bé trai 13 tháng (ở bé gái là 15 tháng tuổi), cân nặng sau khi sinh tăng gấp 3 lần.

– Trong vòng 12 tháng, chiều dài của bé tăng 1,5 lần đồng thời chu vi vòng đầu tăng khoảng 11 cm.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như gen, dinh dưỡng,… chỉ số này ở mỗi bé có thể sẽ có sự thay đổi nhỏ.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh tăng cân chậm

Nếu bé chậm tăng cân hơn so với các tiêu chuẩn đã đề ra khá nhiều, bố mẹ có thể tham khảo các nguyên nhân như:

Bé sinh non

Bé sinh ra chưa đủ tháng sẽ yếu và chậm tăng cân hơn các trẻ khác, đồng thời cũng dễ bị ốm hơn. Bởi vậy nếu bố mẹ có con sinh non cần chú ý chăm sóc bé cẩn thận, khi khỏe mạnh hơn, cân nặng của bé sẽ tăng lên nhanh hơn.

Bé lười ăn, không bú đủ sữa

Nếu do nguyên nhân nào đó mà bé lười ăn hoặc sữa mẹ không đủ, trẻ sơ sinh sẽ không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển, dẫn tới chậm tăng cân. Nếu bố mẹ thấy bé lười bú, hãy tìm hiểu tại sao bé không muốn ăn và khắc phục hợp lý; đồng thời cho bé bú thành nhiều cữ hơn. Trường hợp mẹ không đủ sữa có thể cải thiện bằng các biện pháp như: ăn, uống các thực phẩm lợi sữa; bổ sung các chất dinh dưỡng để sữa mẹ có nhiều chất hơn. Mẹ cũng có thể cho bé uống thêm sữa công thức phù hợp khi cần thiết.

Tìm hiểu thêm: Những điều cần lưu ý về bệnh herpes ở trẻ em

Trẻ sơ sinh tăng cân chậm: nguyên nhân do đâu?

Giấc ngủ ngon và ngủ sâu giúp trẻ tăng cân tốt

Bé ngủ thiếu, ngủ không ngon

Giấc ngủ có một vai trò rất quan trọng với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Trong giấc ngủ, cơ thể trẻ sản xuất ra một loại hormone tăng trưởng giúp bé tăng cân, trưởng thành. Bố mẹ hãy tạo điều kiện cho bé có thể ngủ một giấc thật sâu, nhất là vào buổi tối (khoảng từ 22h – 2h).

Bé gặp vấn đề về sức khỏe

Nếu bé bị ốm hoặc mắc các bệnh lý, cơ thể mệt mỏi… chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng tới việc tăng cân. Nếu bố mẹ thấy bé chậm tăng cân hoặc không tăng cân đồng thời có các biểu hiện bệnh lý, nên đưa bé đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị sớm. Không được để tình trạng chậm tăng cân kéo dài ở trẻ sơ sinh để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.

Bên cạnh đó, trẻ có thể chậm tăng cân nếu ăn dặm quá sớm. Bởi hầu hết các thực phẩm có ít calo và chất dinh dưỡng hơn so với sữa mẹ. Trong 6 tháng đầu, mẹ nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ đáp ứng được nhu cầu tăng cân và phát triển hơn.

Trẻ sơ sinh tăng cân chậm: nguyên nhân do đâu?

>>>>>Xem thêm:  Bệnh thủy đậu lây lan nhanh, mẹ đã biết cách phòng cho bé?

Nếu bé chậm tăng cân mẹ nên đưa con đi khám để được bác sĩ tư vấn những lời khuyên hữu ích nhất

Nếu bé nhà bạn đang bị chậm tăng cân thì việc làm cần thiết đầu tiên là nên đưa bé đi thăm khám bác sĩ để nhận được lời khuyên hữu ích nhất.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ chăm sóc sức khỏe cho bé yêu được hàng ngàn ba mẹ tin tưởng lựa chọn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *