Trẻ sơ sinh thở khò khè phải làm sao?

Trẻ sơ sinh thở khò khè phải làm sao là vấn đề nhiều mẹ băn khoăn khi bất chợt nghe thấy tiếng thở của con bất thường. Dưới đây là một số nguyên nhân gây tiếng thở khò khè ở trẻ và những lời khuyên cần thiết, bạn đọc nên tham khảo.

Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh thở khò khè phải làm sao?

1.Trẻ sơ sinh khò khè nguyên nhân do đâu?

Trẻ sơ sinh khò khè có thể do một số nguyên nhân như:

– Thở khò khè là dấu hiệu thường gặp nhất của các bệnh về hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi hay hen suyễn. Đây là những bệnh lý trẻ em dễ mắc phải đặc biệt là khi thay đổi thời tiết.

– Trẻ em bị dị ứng, hay có biểu hiện trào ngược dạ dày cũng sẽ gặp khó khăn trong việc thở nên cũng tạo ra tiếng khò khè khi ngủ.

Trẻ sơ sinh thở khò khè phải làm sao?

Trẻ sơ sinh khó thở có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý cần được phát hiện sớm điều trị hiệu quả

Tâm lý của cha mẹ khi nuôi con là mong con ăn được nhiều để nhanh lớn, khỏe mạnh. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý đến số lượng và chế độ ăn cho trẻ. Nếu cho trẻ ăn nhiều hơn mức cơ thể trẻ tiếp nhận có thể gây ra tình trạng thực quản dạ dày bị trào ngược. Khi lượng thức ăn nhiều quá, dạ dày không có chỗ để đảo trộn tiêu hóa thì lượng thức ăn thừa sẽ bị đẩy ngược lại thực quản. Một lượng nhỏ thức ăn có thể đẩy ngược lại phổi gây ra bệnh viêm phổi, phế quản, khiến cho đường thở của trẻ bị vướng và gây nên hiện tượng thở khò khè. Trào ngược thực quản là hiện tượng thường xảy ra ở độ tuổi trẻ sơ sinh dưới 3 tháng, trẻ trên 1 tuổi sẽ giảm dần tình trạng này..

– Nếu trẻ còn nhỏ, dưới 1 tuổi, trẻ sơ sinh khò khè còn là dấu hiệu của việc bị mềm sụn thanh quản, hoặc các mạch máu lớn chèn vùng thanh quản của bé làm cho bé khó thở.

– Bé bị viêm amidan cấp tính sẽ bị ho kèm theo đờm dính và có thể có dấu hiệu sưng phù ở vòng cằm, họng.

– Những bệnh viêm, virus thông thường như cảm cúm, sốt cũng làm cho trẻ khó thở. Lúc đầu dấu hiệu có thể chỉ là ho, nhưng khi bé bị ho nhiều, đặc biệt có đờm dịch thì bé rất dễ thở khò khè.

– Thở khò khè còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim bẩm sinh ở hay những dị tật bất thường ở đường thở hoặc trẻ bị xơ sợi bẩm sinh, dị tật hộp sọ, u phổi.

2. Cách xử lý

2.1. Trẻ sơ sinh thở khò khè cha mẹ cần làm gì?

Khi trẻ gặp những vấn đề về sức khỏe, nhất là những hiện tượng liên quan đến đường hô hấp đều khiến cho cha mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng. Theo các chuyên gia, cha mẹ nên tìm hiểu và trang bị cho mình những thông tin cơ bản về y học để có thể xử trí các vấn đề sức khỏe của trẻ gặp phải một cách nhanh chóng, bài bản, đúng cách và khoa học nhất.

Với những trường hợp cha mẹ không biết, không xác định được tình trạng mà con mình đang gặp phải là do đâu, ví dụ nhu trẻ bị thở khò khè mà cha mẹ không biết nguyên nhân thì nên đưa trẻ đi khám,

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây ho kéo dài ở trẻ em

Trẻ sơ sinh thở khò khè phải làm sao?

Vệ sinh mũi cho trẻ đúng cách

Nếu trẻ mới sinh trong vài tuần đầu mà gặp tình trạng thở khò khè như đang vướng đờm mà không quá nghiêm trọng thì cha mẹ không cần phải quá lo lắng, chỉ cần bình tình và quan sát thêm xem liệu trẻ có thêm các biểu hiện bất thường nào khác không. Đa phần trẻ sơ sinh, nhất là những trẻ sinh mổ thường gặp những vấn đề như khò khè trong thời gian đầu do đờm nhớt, nước ối chui vào phổi trẻ mà vẫn chưa được tống ra ngoài hết. Sau một thời gian khi những dịch nhầy này được đưa ra ngoài, trẻ có thể hít thở bình thường lại.

Tuy nhiên, bố mẹ cũng không được chủ quan khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Nếu hiện tượng khò khè này ngày càng nhiều hơn, kết hợp với những biểu hiện bất thường khác thì cha mẹ cũng nên cho trẻ đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được xác định tình trạng của trẻ, giúp cha mẹ an tâm hơn.

Tùy theo mức độ thể hiện của các triệu chứng đi kèm, các bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ thực hiện một số những xét nghiệm khác nhau nhằm đưa ra những chẩn đoán, kết luận cuối cùng về tình trạng trẻ. Sau khi xác định tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân khiến trẻ thở khò khè, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị chuẩn cho trẻ. Bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc cho trẻ trong giai đoạn điều trị này để mang lại hiệu quả tối ưu cho phác đồ trị bệnh. Chính vì vậy, cha mẹ cần tuân thủ chính xác những chỉ dẫn của bác sĩ.

Có rất nhiều trường hợp trẻ đi khám muộn, khi đó tình trạng khò khè, ho hắng của trẻ đã trở nên nặng hơn, nghiêm trọng hơn và có thể đã ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ. Lúc này, việc điều trị cho trẻ sẽ trở nên khó khăn hơn so với lúc còn sớm.

Trẻ sơ sinh thở khò khè phải làm sao?

>>>>>Xem thêm: Nạo VA cho bé: Những điều phụ huynh cần biết

Thăm khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh cho trẻ sớm

Lời khuyên đưa ra cho bố mẹ là cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám sớm nếu nhận thấy trẻ gặp những vấn đề sau:

– Trẻ sơ sinh khò khè như có đờm kèm theo biểu hiện da dẻ tím tái

– Trẻ bị ho nhiều kéo dài trên 32 tuần và không thuyên giảm

– Trong gia đình trẻ có tiền sử người thân bị mắc những bệnh có khả năng di truyền như hen suyễn, dị ứng,…

– Trẻ sơ sinh bị khò khè kèm theo sốt cao và nôn trớ nhiều dù ăn không nhiều

Với những trường hợp có bệnh lý nhưng ở mức độ nhẹ, có thể được bác sĩ kê đơn thuốc để điều trị tại nhà, nhưng cũng có trường hợp tình trạng bệnh của trẻ nặng thì cần được nhập viện để điều trị và xử trí kịp thời các tình huống phát sinh.

2.2. Khi trẻ sơ sinh thở khò khè, cha mẹ cần lưu ý:

Giữ ấm cho trẻ: chủ động giữ ấm cho trẻ để hạn chế bé sổ mũi, tránh việc các bé hay khịt vào, làm cho nước mũi chảy vào cuống họng gây ra ho.

Vệ sinh mũi, họng cho bé sạch sẽ, tránh để ứ đọng đờm trong khoang mũi, luôn giữ hệ tai – mũi – họng của bé được thông thoáng.

Một phương pháp khác rất hiệu quả là bôi tinh dầu tràm vào gan bàn chân của bé vào mỗi buổi tối, hoặc cho vào chậu nước tắm cho bé để tránh sổ mũi, giúp mũi lưu thông, giữ ấm và làm bé dễ ngủ.

Thở khò khè ở trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý hoặc dị tật bẩm sinh ở hệ hô hấp vì vậy cha mẹ cần lắng nghe tiếng thở của bé để không bỏ lỡ cơ hội khám chữa bệnh cho trẻ sớm nhất.

Trên đây là những thông tin về vấn đề trẻ sơ sinh bị thở khò khè thì cha mẹ cần phải làm gì, hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích đối với nhiều cha mẹ có con gặp phải vấn đề này.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *