Tại Việt Nam, 30 – 34% các trường hợp trẻ đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế là do viêm phổi. Viêm phổi là nguyên nhân tử vong trong 75% các trường hợp tử vong do các bệnh lý đường hô hấp. Trẻ càng nhỏ, nguy cơ tử vong do bệnh lý viêm phổi càng cao. Trong bài viết sau, Thu Cúc TCI xin chia sẻ dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh viêm phổi, bố mẹ có thể dựa vào những thông tin đó để phát hiện sớm và điều trị kịp thời viêm phổi cho trẻ, đừng bỏ lỡ bố mẹ nhé!
Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh viêm phổi: Nhận biết sớm để điều trị kịp thời
1. Dấu hiệu nhận biết bệnh lý viêm phổi ở trẻ sơ sinh
1.1. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của bệnh lý viêm phổi
Viêm phổi là tình trạng nhu mô phổi viêm. Viêm phổi thường phát sinh do virus hoặc vi khuẩn. Trong đó, virus là nguyên nhân gây viêm phổi trong 60 – 70% các trường hợp. Các virus gây viêm phổi phổ biến nhất có thể kể đến ở đây là respiratory syncytial virus, Influenza virus, paramyxovirus, adenovirus….
Respiratory syncytial virus là một trong những virus gây viêm phổi phổ biến nhất.
Trẻ sơ sinh có thể viêm phổi ngay cả trước và trong khi sinh, nếu trẻ hít phải nước ối, phân, dịch tiết đường sinh dục nhiễm khuẩn của mẹ… Sau khi sinh, nếu không đảm bảo vô trùng, trẻ có thể nhiễm khuẩn từ dụng cụ y tế, bác sĩ, điều dưỡng… và viêm phổi.
Tương tự các bệnh lý viêm đường hô hấp khác, viêm phổi cũng có các yếu tố nguy cơ, những yếu tố mà nếu có, nguy cơ trẻ sơ sinh viêm phổi là cao hơn bình thường:
– Trẻ sinh thiếu tháng hoặc trẻ sinh đủ tháng nhưng thiếu cân: Những trẻ này phản xạ thực quản chưa hoàn thiện, vận động cơ chưa đều đặn nên hay trào ngược dạ dày – thực quản, dẫn đến viêm phổi.
– Trẻ được chăm sóc bởi những thói quen thiếu khoa học của bố mẹ: Một số thói quen chăm sóc của bố mẹ có thể khiến trẻ viêm phổi là bố mẹ ủ trẻ quá ấm, trẻ đổ mồ hôi nhưng bố mẹ không thay quần áo, khiến mồ hôi thấm lại và trẻ bị lạnh hay bố mẹ cho trẻ ra ngoài vào sáng sớm hoặc tối muộn nhưng không ủ đủ ấm…
1.2. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh viêm phổi
Đường hô hấp của trẻ sơ sinh còn hẹp và ngắn nên khi viêm, niêm mạc đường hô hấp dễ sưng, phù nề, khiến trẻ dễ khó thở và tình trạng viêm dễ lan tỏa. Đây là lý do viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường tiến triển rất nhanh và rất nặng. Điều đáng nói là, trong khi tiến triển rất nhanh và rất nặng như thế, viêm phổi lại không có dấu hiệu đặc hiệu, khiến việc nhận biết nó rất khó khăn. Nhiều trẻ sơ sinh được đưa đến các cơ sở y tế khám và điều trị khi viêm phổi đã nghiêm trọng. Chính vì vậy, khi có các dấu hiệu sau, dù chúng có giống dấu hiệu các bệnh lý viêm đường hô hấp khác như viêm mũi họng, viêm phế quản…, bố mẹ cũng nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay lập tức:
– Sốt, một số trường hợp sốt cao, khoảng 39 độ C
– Thời gian đầu ho khan, thời gian sau ho đờm trắng, rồi chuyển dần sang vàng hoặc xanh
– Thở nhanh, thở khò khè, rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng; có cơn ngừng thở kéo dài trên 20 giây, môi và da tím tái…; tức ngực…
– Nôn trớ hoặc đau bụng, tiêu chảy
– Biếng ăn, biếng bú
– Giảm phản xạ
Tìm hiểu thêm: Chuyên gia giải đáp: Bị cúm A nên uống thuốc gì?
Trẻ sơ sinh viêm phổi thường sốt, một số trường hợp sốt cao, khoảng 39 độ C.
2. Điều trị bệnh lý viêm phổi ở trẻ sơ sinh
2.1. Điều trị cho trẻ sơ sinh viêm phổi
Viêm phổi là một bệnh lý viêm đường hô hấp nhiều biến chứng tai hại, như suy hô hấp; tràn dịch, tràn khí màng phổi; viêm màng não; nhiễm khuẩn huyết… Để bảo vệ trẻ trước những biến chứng này, bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay lập tức, khi có các dấu hiệu trong mục 1.2; tuyệt đối tránh tự ý mua và sử dụng thuốc cho trẻ.
Tại đó, bác sĩ sẽ trao đổi với bố mẹ về các triệu chứng lâm sàng, nghe tim, nghe phổi… và chỉ định trẻ chụp X-quang, xét nghiệm máu. Kết quả thu được giúp bác sĩ chẩn đoán xác định nguyên nhân, mức độ nặng – nhẹ của viêm phổi. Dựa trên chẩn đoán xác định đó, phương pháp điều trị viêm phổi phù hợp sẽ được bác sĩ chỉ định cho trẻ. Hầu hết các trường hợp viêm phổi ở trẻ sơ sinh đều cần điều trị nội trú, dưới sự theo dõi sát sao của nhân viên y tế.
2.2. Dự phòng viêm phổi cho trẻ sơ sinh
Để dự phòng viêm phổi cho trẻ sơ sinh, bố mẹ cần:
– Khám định kỳ để sớm phát hiện và kịp thời điều trị khi có bất thường sức khỏe có thể gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
– Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để khám và sinh, đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn trẻ.
– Cho trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn, để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
– Người chăm sóc mẹ và trẻ nên rửa tay bằng xà phòng và nước trước và sau khi chăm sóc để hạn chế tình trạng lây nhiễm các tác nhân tiêu cực từ môi trường cho mẹ và bé.
– Đảm bảo dụng cụ chăm sóc mẹ và bé sạch sẽ, không tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm viêm phổi.
>>>>>Xem thêm: Trị táo bón cho bé: các thực phẩm không thể bỏ qua
Để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, cho trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn.
Phía trên là dấu hiệu nhận biết sớm trẻ sơ sinh viêm phổi. Theo đó, dấu hiệu viêm phổi có thể bị nhầm lẫn với dấu hiệu các bệnh lý đường hô hấp khác như viêm mũi họng, viêm phế quản… Khi trẻ sốt; ho khan/ho đờm trắng, vàng, xanh, thở nhanh, thở khò khè, rút lõm lồng ngực…, bố mẹ nên cho trẻ khám với bác sĩ ngay. Nếu viêm phổi, trẻ sơ sinh cần điều trị nội trú, do đây là bệnh lý đường hô hấp rất nguy hiểm, có thể biến chứng đến suy hô hấp, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết…, thậm chí là có thể khiến trẻ tử vong. Trẻ sơ sinh dễ viêm phổi do hệ hô hấp chưa hoàn thiện, để dự phòng bệnh lý này cho trẻ, tốt nhất là mẹ nên khám định kỳ trong thai kỳ, lựa chọn cơ sở y tế uy tín để sinh, cho trẻ bú hoàn toàn… Hy vọng rằng, với những thông tin đó, bố mẹ có thể bảo vệ trẻ an toàn trước viêm phổi và những biến chứng của nó.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.