Sốt mọc răng hàm ở trẻ là triệu chứng rất phổ biến và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh vẫn hay bị nhầm lẫn giữa sốt mọc răng và sốt do bệnh lý dẫn đến việc không có phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Bạn đang đọc: Trẻ sốt mọc răng hàm: Cha mẹ cần lưu ý những gì?
1. Trẻ bắt đầu mọc răng khi nào?
1.1 Thời điểm trẻ bắt đầu mọc răng
Trung bình, trẻ thường có các dấu hiệu mọc răng ở giai đoạn từ 4-7 tháng tuổi. Trong một số trường hợp, trẻ có thể mọc răng sớm hơn chỉ từ khi mới 3 tháng tuổi.
Thông thường, trẻ sẽ mọc khoảng 20 răng sữa trước 3 tuổi, nếu khi đã 3 tuổi mà trẻ chưa mọc đủ răng thì cha mẹ nên cho trẻ đi khám để biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe răng miệng của trẻ nhỏ.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần theo dõi những vấn đề răng miệng khác của rẻ như: sâu răng, sún răng… để từ đó có hướng điều trị, xử lý kịp thời.
Trong một số trường hợp đặc biệt, trẻ sơ sinh chào đời đã mọc sẵn 1-2 răng sữa (được gọi là răng sơ sinh) hoặc trẻ mọc răng quá sớm (chỉ vài tuần sau sinh). Việc trẻ mọc răng quá sớm có thể gây ảnh hưởng đến quá trình trẻ bú mẹ hoặc răng có thể lung lay và rụng khiến cho trẻ có nguy cơ nuốt phải. Do đó, khi trẻ có các dấu hiệu bất thường về răng miệng, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để được bác sĩ thăm khám và có hướng xử lý đúng cách.
1.2 Thời điểm trẻ mọc răng hàm
Với răng hàm, thông thường trẻ sẽ mọc vào khoảng thời gian từ 13-19 tháng, chiếc răng hàm thứ 2 có thể sẽ nhú lên khi trẻ được 25-33 tháng tuổi.
Thời điểm trẻ mọc răng nào trước có sự khác biệt ở mỗi trẻ, tùy vào tình trạng sức khỏe nói chung của trẻ và việc bổ sung canxi của người mẹ trong quá trình mang thai trước đó.
Thời điểm trẻ mọc răng nào trước có sự khác biệt ở mỗi trẻ, tùy vào tình trạng sức khỏe nói chung của trẻ và việc bổ sung canxi của người mẹ trong quá trình mang thai trước đó.
Trung bình, trẻ thường có các dấu hiệu mọc răng ở giai đoạn từ 4-7 tháng tuổi.
2. Những dấu hiệu khi trẻ sốt mọc răng hàm, cha mẹ cần lưu ý
Dưới đây là các dấu hiệu khi trẻ sốt mọc răng hàm mà cha mẹ cần lưu ý:
2.1 Trẻ bị sốt
Sốt mọc răng là dấu hiệu bình thường hay gặp ở trẻ. Lý giải điều này, bác sĩ Nha khoa cho rằng, thời điểm mà trẻ mọc răng hàm trùng với thời gian trẻ bắt đầu thôi nhận được khả năng miễn dịch từ mẹ. Do đó, lúc này, mẹ cần nắm được các dấu hiệu để phân biệt trẻ sốt mọc răng và trẻ sốt do bệnh lý. Trẻ sốt mọc răng sẽ sốt vào khoảng từ 38-39 độ C và thời gian khoảng 1 ngày đêm, sau đó cơn sốt sẽ biến mất vào sáng ngày hôm sau.
2.2 Trẻ sốt mọc răng hàm bị chảy nước dãi
Trẻ sốt khi mọc răng hàm thường sẽ có hiện tượng chảy nước dãi nhiều. Do đó, cha mẹ cần phải lau chùi vùng miệng của trẻ thường xuyên. Cha mẹ có thể dùng yếm dãi và thay thường xuyên cho bé khi khăn bị ướt.
Trẻ sốt khi mọc răng hàm thường sẽ có hiện tượng chảy nước dãi nhiều
2.3 Một số các dấu hiệu khác khi trẻ sốt mọc răng hàm
– Trẻ bị tiêu chảy: Trẻ sẽ có xu hướng đi phân lỏng từ 2-3 lần mỗi ngày.
– Ho: Nếu trẻ xuất hiện các cơn ho mà không có biểu hiện sổ mũi dị ứng thì cũng có thể là dấu hiệu của trẻ bị mọc răng hàm. Nguyên nhân được cho là việc có nhiều nước dãi ở trong miệng. Điều này khiến cho bé khó chịu và ho sặc.
– Hay nhai, cắn đồ: Mẹ có thể thấy trẻ có xu hướng nhai, cắn bất kỳ thứ gì xung quanh. Những mầm răng hàm đang nhú lên và đâm qua lợi khiến cho trẻ bị ngứa. Khi đó, việc nhai cắn đồ sẽ khiến bé cảm thấy bớt khó chịu.
– Trẻ chán ăn và bỏ bữa: Trong thời kỳ trẻ mọc răng hàm, trẻ sẽ có cảm giác đau nhức, khó chịu. Từ đó, trẻ óc hiện tượng chán ăn, thậm chí bỏ bữa. Cha mẹ không nên quá lo lắng bởi hiện tượng này sẽ biến mất khi răng trẻ ổn định.
– Trẻ bị khó ngủ: Sự khó chịu của trẻ sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Điều này khiến cho trẻ bị thức giấc dù là ban ngày hay ban đêm. Những dấu hiệu của việc mọc răng hàm của trẻ cũng giống như khi trẻ mọc răng lần đầu. Tuy nhiên, các dấu hiệu này sẽ thường bắt đầu trước từ 4-5 ngày khi răng hàm bắt đầu nhú lên và kéo dài từ 4-7 ngày tùy vào mỗi bé.
Tìm hiểu thêm: Cảnh báo các dấu hiệu của nhiễm trùng răng
Trong thời kỳ trẻ mọc răng hàm, trẻ sẽ có cảm giác đau nhức, khó chịu
3. Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng hàm
Trẻ mọc răng hàm sẽ có cảm giác và dấu hiệu y như người lớn. Tình trạng này khiến trẻ đau nhức, sốt dẫn đến việc trẻ bỏ ăn, chán ăn, quấy khóc. Chính vì thế, việc chăm sóc trẻ cẩn thận trong thời gian này hết sức cần thiết và quan trọng.
– Cha mẹ không nên ép trẻ ăn trong ngày mà hãy chia bữa của trẻ thành các bữa nhỏ. Mỗi lần, cho trẻ ăn từng chút và theo dõi, tăng lượng thức ăn theo nhu cầu của trẻ.
– Chọn thức ăn đã được hầm nhừ và mềm nhuyễn. Cha mẹ nên chọn thức ăn dạng lỏng như: cháo, súp… Các món ăn này giúp trẻ dễ nuốt mà không phải nhai.
– Khi trẻ bị sốt cao, cha mẹ có thể dùng khăn mát đặt lên trán của trẻ. Đồng thời, ta lau người cho trẻ bằng khăn ấm. Nếu dùng thuốc hạ sốt cho trẻ cần phải có ý kiến của bác sĩ.
– Với trẻ sơ sinh, mẹ cần cho bé bú nhiều hơn.
– Ngoài sốt mọc răng hàm thì trẻ còn có dấu hiệu khác. Ví dụ như tiêu chảy, phân lỏng, nếu trẻ đi ngoài liên tục, mất nước nhiều, … Do vậy cha mẹ cần đưa con đến viện để được theo dõi và điều trị kịp thời.
– Việc vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng khăn mềm. Ta lau miệng và lau răng cho trẻ sau khi trẻ ăn.
>>>>>Xem thêm: Răng số 7 mọc khi nào, chuyên gia giải đáp
Trẻ sốt mọc răng hàm kéo dài cha mẹ cần đưa con đến viện để được theo dõi và điều trị kịp thời.
Giai đoạn trẻ sốt mọc răng hàm sẽ khiến cho cha mẹ vất vả. Tuy nhiên đây là biểu hiện rất bình thường và tất yếu trong quá trình phát triển của trẻ. Trong trường hợp này, cha mẹ nên chọn những bệnh viện uy tín, để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tư vấn và điều trị, bảo vệ sức khỏe của bé yêu của mình.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.