Trẻ sốt viêm họng ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh? 

Trẻ sốt viêm họng là tình trạng mà hầu hết các phụ huynh đều gặp phải trong quá trình nuôi dưỡng con đặc biệt là giai đoạn chuyển mùa. Trong trường hợp này chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng góp phần giúp con hết mệt mỏi, cải thiện bệnh nhanh chóng. Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp thắc mắc của các bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn gì, uống gì và kiêng những đồ ăn nào trong trường hợp bé bị sốt và viêm họng.

Bạn đang đọc: Trẻ sốt viêm họng ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh? 

1. Tình trạng trẻ sốt viêm họng

Trẻ em có sức đề kháng còn yếu. Vì vậy, trẻ rất dễ mắc các bệnh như viêm họng, cảm lạnh, viêm amidan, … Khi những bện này không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn tới sốt viêm họng. Sau đây là những triệu chứng khi trẻ bị sốt do viêm họng:

– Trẻ sơ sinh: Trẻ sốt cao đột ngột khoảng 39 – 40 độ C. Kèm theo đó là các triệu chứng như nghẹt mũi, bỏ bú, há miệng khi ngủ, …

– Trẻ lớn hơn: Ở độ tuổi lớn hơn, trẻ bị viêm họng dẫn tới sốt thường có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, … Cùng với đó là tình tràn viêm mũi họng, đau rát cổ họng, ho khan, …

2. Danh sách thực phẩm nên bổ sung khi trẻ bị sốt viêm họng

2.1 Trẻ sốt viêm họng nên ăn cháo súp

Cháo, súp là món ăn đầu tiên trong danh sách thực phẩm phụ huynh nên sử dụng khi trẻ bị ốm. Với đặc tính lỏng, dễ tiêu, dễ nuốt khi không ma sát nhiều đến thành họng và đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết thì đây là hai món ăn phù hợp với cơ thể của bé khi sốt và viêm họng. Cháo, súp không chỉ tạo cảm giác ăn ngon miệng cho trẻ mà còn giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch hiệu quả, từ đó giúp giảm thiểu các triệu chứng đau họng, sốt cao, mệt mỏi ở trẻ.

Trẻ sốt viêm họng ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh? 

Trẻ bị sốt do viêm họng nên ăn súp, cháo

Những món cháo, súp được các bác sĩ khuyến khích cho trẻ ăn là:

– Súp gà: có đặc tính chống viêm nhẹ, dễ chế biến và hương vị thơm ngon. Chính vì vậy, phụ huynh nên thêm món ăn này vào thực đơn hàng ngày của bé. Điều này giúp ngăn ngừa bệnh viêm mũi họng.

– Cháo thịt nạc súp lơ xanh: thịt nạc là thực phẩm lành tính và giàu dinh dưỡng. Khi kết hợp với súp lơ xanh là một trong món ăn bổ sung dồi dào chất sắt, canxi và vitamin C. Từ đó giúp rút ngắn thời gian sốt và viêm họng của bé. Súp lơ xanh đã được chứng minh có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh. Đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

– Cháo táo đỏ bí ngô: món ăn làm mát dịu cổ họng và giảm nhiệt hữu hiệu khi trẻ bị bệnh đồng thời có lợi cho hệ tiêu hoá của trẻ.

2.2 Bổ sung thực phẩm giàu Omega-3 cho bé

Theo nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng, Omega-3 là một trong những loại chất béo tốt. Chất này có khả năng giảm và phòng ngừa những biểu hiện sưng tấy, viêm nhiễm trên đường hô hấp cho trẻ. Không chỉ có thế, Omega-3 còn là chất xúc tác. Nó giúp thể chất và trí não của trẻ phát triển tốt hơn, cải thiện thị lực và giảm viêm nhiễm. Do đó, khi trẻ bị sốt viêm họng mẹ nhất định bổ sung thực phẩm giàu Omega-3 vào thực đơn của bé. Chẳng hạn như cá hồi, cá nục, cá mòi, cá thu, hay các loại hạt điển hình là hạt lanh, quả óc chó…

2.3 Trẻ sốt viêm họng nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C

Những thực phẩm giàu vitamin C tốt cho trẻ bị tăng thân nhiệt và bệnh về đường hô hấp. Đây là dưỡng chất có khả năng củng cố hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Từ đó sẽ cản trở sự xâm nhập của vi khuẩn, virus vào cơ thể của bé.

Một trong những thức uống rất tốt cho trẻ khi bị viêm họng sốt là nước dừa. Ít các bố mẹ biết rằng nước dừa có công dụng như Oresol. Chúng giúp cung cấp chất điện giải, lượng lớn vitamin C và kali,… rất tốt. Đặc biệt là cho những trẻ đang bị sốt. Bên cạnh đó còn một số thực phẩm giàu vitamin C khác mà mẹ nên bổ sung cho bé. Ví dụ như chuối chín, rau xanh, cam, bưởi …

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: trẻ đi đại tiện phân có máu là bị bệnh gì?

Trẻ sốt viêm họng ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh? 

Những thực phẩm giàu vitamin C tốt cho trẻ bị tăng thân nhiệt và bệnh về đường hô hấp.

2.4 Tăng cường các thực phẩm giàu kẽm khi trẻ sốt viêm họng

Kẽm là một trong vi chất dinh dưỡng có khả năng kháng virus vô cùng mạnh mẽ. Với trẻ đang bị viêm họng, sốt, mẹ có thể bổ sung kẽm bằng cách chế biến các món ăn dễ nuốt. Cụ thể, hãy sử dụng từ nguyên liệu có hàm lượng kẽm cao. Ví dụ như: ngao, sò, ốc. Khi chế biến, các bác sĩ khuyến khích mẹ nên kết hợp thêm nhiều loại rau canh như rau cải, rau bina với hàm lượng vừa đủ để tăng thêm hiệu quả.

3. Những thực phẩm nên tránh không cho trẻ ăn khi trẻ sốt viêm họng

Ngoài danh sách thực phẩm nên ăn, bố mẹ nên tránh một số thực phẩm sau. Điều này để hạn chế trường hợp tình trạng bệnh của bé ngày một trầm trọng hơn:

– Trứng gà, trứng vịt: trứng được biết đến là một thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, với cơ thể trẻ khi bị sốt, viêm họng thì không nên ăn trứng. Lượng protein cao trong trứng có thể tạo ra một nhiệt lượng lớn, trẻ không thể hạ sốt nhanh.

Trẻ sốt viêm họng ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh? 

>>>>>Xem thêm: Giải đáp chi tiết: Trẻ bị viêm phế quản cấp có nguy hiểm không?

Khi trẻ bị sốt do viêm họng cần tránh một số thực phẩm

– Ăn tỏi, ớt, tiêu: nhiều mẹ có quan niệm sai lầm khi ăn tỏi giúp giải cảm. Tuy nhiên có thể của trẻ em rất nhạy cảm. Tuy nhiên các gia vị cay, nóng sẽ là tác nhân sản sinh nhiều nhiệt trong cơ thể.

– Đồ uống có ga hoặc bánh kẹo nhiều đường: đều là những thực phẩm dễ gây kích ứng cổ họng. Chúng làm lớp niêm mạc họng của bé dễ bị tổn thương.

– Đồ ăn có mùi tanh, tính lạnh: dễ khiến trẻ bị dị ứng và chứng dị ứng, viêm mũi họng trở nên nghiêm trọng hơn.

– Nước lạnh, kem: dễ kích thích các cơn co thắt phế quản. Những cơn hắt xì và làm tăng tiết chất nhầy đường hô hấp, khiến bệnh viêm họng ngày càng trầm trọng hơn.

Trên đây là danh sách những thực phẩm nên bổ sung cho trẻ khi trẻ bị sốt viêm họng. Lúc này là cơ thể của bé đang rất yếu khi bị vi khuẩn, virus gây bệnh tấn công. Do đó, các phụ huynh cần chú ý chăm sóc con thật chu đáo, tránh tâm lý chủ quan. Điều đó sẽ làm bệnh tiến triển nặng hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *