Vắc xin 6 trong 1 được tiêm ngay khi trẻ đủ 2 tháng tuổi. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lo lắng rằng tại sao trẻ tiêm 6in1 về ngủ nhiều hơn so với bình thường? Liệu đó có phải 1 phản ứng phụ nguy hiểm không? Nếu bạn cũng đang có cùng băn khoăn, thắc mắc, hãy đọc hết bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Trẻ tiêm 6in1 về ngủ nhiều – Những điều cần biết
1. Tại sao trẻ tiêm 6in1 về ngủ nhiều?
Sau khi tiêm chủng vắc xin nói chung, vắc xin 6in1 nói riêng, trẻ có thể trải qua hiện tượng ngủ li bì, có thể do mệt mỏi hoặc sốt. Thường thì hiện tượng này xảy ra trong khoảng thời gian 24-48 giờ sau khi tiêm. Trẻ có thể biếng ăn và ngủ lâu hơn bình thường do cơ thể đang tăng cường hệ miễn dịch để thích nghi với vắc xin.
Ngủ li bì là một hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ, không nhất thiết chỉ xảy ra sau khi tiêm phòng. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh được tiêm phòng và ngủ li bì, có một số dấu hiệu và triệu chứng dễ nhận biết như:
– Trẻ ngủ nhiều hơn, có giấc ngủ kéo dài hơn so với ngày thường. Đối với trẻ sơ sinh, việc nhận ra hiện tượng ngủ li bì có thể khó vì thường xuyên ngủ từ 15-16 giờ mỗi ngày. Để nhận biết liệu trẻ có đang ngủ li bì sau khi tiêm phòng hay không, ba mẹ có thể đo nhiệt độ của trẻ hoặc kiểm tra xem trẻ có bỏ bú không.
Trẻ ngủ nhiều, sâu giấc là tình trạng thường thấy sau tiêm chủng
– Trẻ ngủ sâu, khó đánh thức. Một trong những biểu hiện của ngủ li bì sau khi tiêm phòng là trẻ khó thức dậy để ăn. Có thể mẹ không thể gọi trẻ dậy, hoặc nếu gọi dậy, trẻ lại tiếp tục ngủ.
– Trẻ có dấu hiệu mệt mỏi và không tỉnh táo. Trẻ có thể không hứng thú và tham gia vào các hoạt động vui chơi hàng ngày hoặc có thể chậm chạp và thiếu sự hoạt bát, phản xạ kém hơn do buồn ngủ.
Thông thường, việc trẻ tiêm 6in1 về ngủ nhiều là một tình trạng bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ có dấu hiệu da tái nhợt, co giật, quấy khóc nhiều và đặc biệt là sốt liên tục, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám để tiếp nhận chăm sóc y tế kịp thời.
2. Trẻ ngủ nhiều sau tiêm chủng có sao không?
Như đã phân tích bên trên, trẻ tiêm 6in1 về ngủ nhiều hoàn toàn bình thường. Trẻ ngủ cho thấy hệ miễn dịch đang “làm việc tốt” với những tác động của vắc xin lên cơ thể, vì thế làm trẻ mệt mỏi và ngủ nhiều hơn bình thường.
Trẻ ngủ cũng là cách tốt để trẻ tự hồi phục sức khỏe, đáp ứng với kháng nguyên được sản sinh thông qua vắc xin tiêm chủng. Bố mẹ không nên quá lo lắng khi thấy con tiêm về ngủ nhiều hơn bình thường.
Tuy biết rằng việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều, ngủ sâu giấc sau khi tiêm phòng không đáng lo ngại, nhưng cha mẹ vẫn cần theo dõi tình trạng sức khỏe của con và phát hiện các phản ứng bất thường khác nếu có. Trong một số trường hợp, trẻ không chỉ ngủ li bì mà còn có triệu chứng sốt cao, khó chịu, và ra nhiều mồ hôi. Đây là những dấu hiệu cho thấy trẻ ngủ không phải vì mệt mà là do 1 số phản ứng phụ khác nguy hiểm của vắc xin.
Sau tiêm chủng, bố mẹ cần để ý đến trẻ nhiều hơn để phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường.
3. Lưu ý sau tiêm phòng cho trẻ là gì?
Không ít phụ huynh cảm thấy bối rối và không biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh ngủ li bì sau khi tiêm phòng. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà cha mẹ cần nhớ để nhận biết các phản ứng của bé sau khi tiêm phòng.
– Nếu trẻ có những phản ứng sau tiêm bình thường:
Như đã đề cập, trẻ tiêm 6in1 về ngủ nhiều nhưng không kèm triệu chứng bất thường, bố mẹ cứ để trẻ được nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, hãy chú ý để trẻ bú nhiều hơn, cung cấp đủ dinh dưỡng để giúp bé hồi phục nhanh chóng. Bạn cũng nên sử dụng nước ấm để lau người cho bé, tránh tắm hoặc sử dụng nước lạnh vì điều này có thể làm tình trạng của bé trở nên nặng hơn.
Nếu vết tiêm sưng đau khiến bé không thoải mái và khóc, hãy mặc cho bé mặc quần áo thoải mái và không chạm vào vết tiêm. Vết sưng đau sẽ giảm đi sau 1-2 ngày. Ngoài ra, hãy đảm bảo bé uống đủ nước hoặc bú nhiều hơn để tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mất nước nếu bé bị tiêu chảy do tác dụng phụ của vắc xin.
Tìm hiểu thêm: Chi tiết vắc xin Prevenar 13 phòng bệnh do phế cầu khuẩn
Sau tiêm chủng trẻ được kiểm tra sức khỏe
– Nếu trẻ có phản ứng dị ứng, bất thường sau tiêm:
Một số trẻ có thể có các phản ứng bất thường. Cha mẹ cần theo dõi kỹ bé để có thể xử lý kịp thời và tránh nguy hiểm. Các dấu hiệu bất thường mà cha mẹ cần chú ý bao gồm:
– Sốt cao trên 38.5 độ, mệt mỏi, đổ nhiều mồ hôi.
– Buồn nôn, nôn mửa, cơ thể đau nhức, mỏi mệt nhiều.
– Tiêu chảy kéo dài.
– Da tím tái, ngất, co giật, sốc phản vệ…
4. Tại phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, trẻ sau tiêm sẽ được theo dõi như thế nào?
Phản ứng phụ xảy ra trên cơ thể con người tùy thuộc vào cơ địa đáp ứng vắc xin và chất lượng của loại vắc xin đó như thế nào.
Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI chỉ nhập và sử dụng cho khách hàng vắc xin chất lượng cao, có nguồn gốc rõ ràng và phù hợp với độ tuổi của trẻ cần tiêm. Quy trình từ kiểm nhập, bảo quản đến sử dụng vắc xin đều đảm bảo an toàn để khi tiêm thuốc vào cơ thể, thuốc vẫn có đầy đủ dược lực, không bị biến đổi chất.
Trước khi tiêm phòng, tất cả trẻ sẽ được khám sàng lọc bởi các chuyên gia tiêm chủng để đảm bảo sức khỏe tốt trước khi tiêm. Bác sĩ sẽ tư vấn cho gia đình về các loại vắc xin phòng bệnh phù hợp với từng độ tuổi, tuân thủ theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế để tiêm chủng cho trẻ.
Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng tại Thu Cúc TCI có kinh nghiệm và chuyên nghiệp, hiểu rõ tâm lý của trẻ và áp dụng các phương pháp giảm đau hiệu quả, giảm căng thẳng tâm lý trong quá trình tiêm chủng.
>>>>>Xem thêm: Các phản ứng sau khi tiêm vắc xin thủy đậu
Đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp tại TCI luôn giúp trẻ có tinh thần thoải mái trước – sau tiêm chủng
Tất cả trẻ sau khi tiêm chủng đều được theo dõi và đánh giá lại sức khỏe ít nhất 30 phút trước khi rời khỏi phòng tiêm.
Phòng theo dõi sau tiêm chủng tại Vinmec được trang bị đầy đủ các thiết bị cấp cứu, và đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng được đào tạo để xử lý kịp thời và đúng quy trình trong trường hợp có sự cố xảy ra.
Phòng tiêm chủng tại Thu Cúc TCI được thiết kế thoáng mát, có khu vực chơi để trẻ có cảm giác thoải mái như đang chơi và tạo tâm lý tốt cho trẻ trước và sau khi tiêm chủng.
Nếu bạn đọc còn câu hỏi thắc mắc hãy liên hệ với Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.