Trị mất ngủ kinh niên hiệu quả cần tìm đúng nguyên nhân 

Mất ngủ kinh niên hay còn gọi là mất ngủ kéo dài hoặc mất ngủ mạn tính. Đây là tình trạng mất ngủ hơn 1 tháng và  mất ngủ gây ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc, học tập của người bệnh. Muốn trị mất ngủ kinh niên cần tìm đúng nguyên nhân thì mới có hiệu quả. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây mất ngủ để có cách điều trị mất ngủ kinh niên hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Trị mất ngủ kinh niên hiệu quả cần tìm đúng nguyên nhân 

1. Mất ngủ kinh niên có khác gì so với mất ngủ cấp tính?

Nhiều người bị mất ngủ trong thời gian dài: mất ngủ diễn ra thường xuyên trong suốt hơn 1 tháng và gây ảnh hưởng tới công việc, học tập, sinh hoạt được gọi là mất ngủ kinh niên.

Mất ngủ kinh niên còn có các tên gọi khác như mất ngủ kéo dài hoặc mất ngủ mạn tính.

Trong khi đó, mất ngủ ngắn hạn hay mất ngủ cấp tính là tình trạng mất ngủ diễn ra trong thời gian ngắn (dưới 1 tháng) và ít gây ảnh hưởng tới công việc, học tập, sinh hoạt của người bệnh.

Nếu trường hợp bạn bị mất ngủ 1 hoặc 2 hôm do một số nguyên nhân nào đó nhưng tình trạng này không kéo dài thường xuyên trong suốt hơn 1 tháng thì đó được gọi là mất ngủ cấp tính hay mất ngủ ngắn hạn. Khi bị mất ngủ 1 hoặc 2 hôm bạn sẽ cảm nhận thấy cơ thể mình mệt mỏi, thiếu tập trung và thiếu tỉnh táo, không muốn làm việc, có thể buồn ngủ vào ban ngày. Một số người khi bị mất ngủ sáng dậy thường có biểu hiện đau đầu, ù tai, đau mỏi cơ thể đặc biệt là phần cổ vai gáy.

Nhưng cũng có nhiều người mất ngủ kéo dài trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm liền. Người bị mất ngủ kinh niên cơ thể thường gầy sút, mệt mỏi (suy nhược cơ thể), suy nhược thần kinh, chậm chạp, kém tập trung,…

Một số người kêu rằng họ ngủ rất nhiều nhưng lúc nào cũng trong trạng thái thèm ngủ – đây là biểu hiện của giấc ngủ không đạt chất lượng hoặc mắc chứng ngủ nhiều (ngủ rũ) là một biểu hiện của hội chứng rối loạn giấc ngủ.

Trị mất ngủ kinh niên hiệu quả cần tìm đúng nguyên nhân 

Mất ngủ kéo dài là hung thủ gây ra hàng loạt bệnh lý nguy hiểm.

2. Nguy hiểm do mất ngủ kinh niên gây ra

Mất ngủ kinh niên “bào mòn” cơ thể, dễ khiến cơ thể bạn dễ bị suy kiệt và kéo theo hàng loạt bệnh lý nguy hiểm khác.

Theo nghiên cứu, mất ngủ là một trong những “hung thủ” gây các bệnh lý nguy hiểm như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim, rối loạn tiền đình, thiếu máu não, tiểu đường, huyết áp cao,…. Bởi cơ thể bạn cần thời gian nghỉ ngơi để các cơ quan trong cơ thể tái tạo lại năng lượng đã hao hụt và chuẩn bị cho một chu kỳ hoạt động tiếp theo – ngủ chính là thời gian để các cơ quan trong cơ thể đào thải độc tố, “tái tạo năng lương” tiếp tục hoạt động.

Thiếu ngủ hoặc mất ngủ đòi hỏi các cơ quan trong cơ thể phải làm việc hết công suất, lâu dần dễ gây suy yếu hoặc rối loạn (rối loạn chuyển hóa), đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Tìm hiểu thêm: Chẩn đoán và chữa đau dây thần kinh tọa 

Trị mất ngủ kinh niên hiệu quả cần tìm đúng nguyên nhân 

Mất ngủ kéo dài dễ khiến cơ thể bạn suy kiệt, từ đó dẫn tới nhiều bệnh lý.

3. Nguyên nhân gây mất ngủ kinh niên là gì?

Theo các chuyên gia, muốn trị mất ngủ kinh niên hay mất ngủ cấp tính hiệu quả cần tìm được nguyên nhân gây mất ngủ là gì, bên cạnh việc điều trị triệu chứng mất ngủ. Nguyên nhân gây mất ngủ rất đa dạng và thường được chia thành các nhóm như sau.

3.1 Tìm hiểu nguyên nhân mất ngủ do bệnh lý nào để trị mất ngủ kinh niên hiệu quả

Các bệnh lý cấp tính hoặc mạn tính mà người bệnh gặp phải có thể gây đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng tới hệ thần kinh và ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ.

Một số bệnh lý dễ gây mất ngủ có thể kể đến như:

– Bệnh cơ xương khớp: thường gặp nhất là viêm khớp gây tình trạng khó ngủ hoặc mất ngủ. Mỗi cơn đau do viêm khớp gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ, đặc biệt là mỗi khi thời tiết thay đổi. Ngược lại tình trạng thiếu ngủ hoặc mất ngủ cũng dễ khiến tình trạng viêm khớp tăng nặng gây đau.

– Bệnh tim mạch: một số bệnh lý hay vấn đề về tim mạch cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. Người mắc các vấn đề về tim mạch dễ bị đau tức ngực đặc biệt là khi gắng sức, ho, khó thở về đêm, cơ thể khó chịu khiến giấc ngủ bị gián đoạn.

– Các vấn đề về tuyến giáp: khi tuyến giáp hoạt động bất thường khiến các chức năng trao đổi chất khác trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng, khiến người bệnh cảm thấy bồn chồn, lo lắng, căng thẳng và khó đi vào giấc ngủ. Thường gặp nhất là ở người bệnh cường giáp.

– Trào ngược dạ dày thực quản: cơn trào ngược dạ dày thực quản gây ợ nóng, ho, tức ngực, buồn nôn, nghẹn ở cổ, đặc biệt là khi nằm xuống khiến người bệnh khó chịu dễ gây tình trạng mất ngủ.

– Bệnh dị ứng: cơ thể ngứa, khó chịu, nghẹt mũi sẽ gây ảnh hưởng tới giấc ngủ, làm gián đoạn giấc ngủ ở nhiều mức độ khác nhau, có thể xảy ra vào ban ngày hoặc ban đêm.

– Bệnh lý về thận: thận kém khiến chức năng lọc và đào thải độc tố khỏi cơ thể cũng kém, khiến bạn đi vệ sinh nhiều lần hơn đặc biệt vào ban đêm sẽ làm cản trở giấc ngủ gây khó ngủ. Các trường hợp như suy thận, viêm thận,… ngoài việc phải đi vệ sinh nhiều, người bệnh còn

– Bệnh tâm thần: trầm cảm, hưng cảm, rối loạn stress, rối loạn lo âu lan tỏa, nghiện rượu, tâm thần phân liệt,… đều có nguy cơ cao gây mất ngủ.

Ngoài ra, còn rất nhiều những bệnh lý cấp và mạn tính khác cũng có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ, dẫn đến mất ngủ.

Trị mất ngủ kinh niên hiệu quả cần tìm đúng nguyên nhân 

>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về rối loạn giấc ngủ ở người trẻ

Người mắc các bệnh lý tim mạch phải ngủ đủ giấc.

3.2 Trị mất ngủ kinh niên do yếu tố tâm lý Mất ngủ kinh niên do yếu tố tâm lý

Áp lực công việc, gia đình, học tập hay những bất ổn tâm sinh lý ở từng giai đoạn có thể ảnh hưởng tới tâm lý và dễ dấn đến mất ngủ. Một số người ở độ tuổi tiền mãn kinh, tuổi dậy thì, trước một cú sốc tâm lý trong cuộc sống,… ảnh hưởng trực tiếp lên đời sống tinh thần (tâm lý) khiến bạn khó ngủ hoặc mất ngủ.

3.3 Mất ngủ do môi trường bên ngoài

Phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh, ồn ào cũng có thể khiến bạn mất ngủ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *