Trí nhớ suy giảm: Những nguyên nhân thường gặp

Trí nhớ suy giảm là một vấn đề thường gặp ở người già nhưng nguyên nhân thì không chỉ do tuổi tác. Tình trạng này cũng ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây suy giảm trí trong bài viết sau. 

1. Các nguyên nhân chủ yếu gây suy giảm trí nhớ

1.1 Trí nhớ suy giảm do các tế bào thần kinh bị thoái hóa

Bình thường hoạt động của não bao gồm cả khả năng ghi nhớ được duy trì do sự liên kết của các tế bào thần kinh trong não. Các tế bào này được liên kết bởi các nơ-ron thần kinh. Tuy nhiên, cùng với quá trình lão hóa hoặc các tổn thương, liên kết giữa các nơ-ron thần kinh bị phá hủy, các tế bào thần kinh bị tổn thương và dẫn đến lão hóa. 

Từ 25 tuổi trở đi, trung bình mỗi ngày chúng ta mất khoảng 3.000 tế bào. Việc này gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng ghi nhớ và phản xạ. Tình trạng suy giảm trí nhớ do lão hóa càng dễ xảy ra đối với những người thường xuyên gặp áp lực và căng thẳng.

trí nhớ suy giảm do nguyên nhân nào?

Thoái hóa thần kinh là một trong những nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ.

1.2 Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Các chất dinh dưỡng sẽ cung cấp cho não và hệ thần kinh nguồn năng lượng cần thiết để duy trì hoạt động sống mỗi ngày. Vì vậy, việc bổ sung đầy đủ thực phẩm mỗi ngày đối với cơ thể nói chung và với bộ não nói riêng là rất quan trọng.

Khi bạn ăn quá nhiều thực phẩm không lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho các gốc tự do hoạt động, gây suy giảm nhận thức và trí nhớ. Các loại thực phẩm không tốt cho não bao gồm đồ ngọt, thực phẩm ô nhiễm, đồ chiên xào, sản phẩm chế biến sẵn, đồ hộp chứa chất bảo quản và phụ gia, đường hóa học… Ngoài ra, uống quá nhiều rượu cũng ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ, thần kinh.

1.3 Trầm cảm và căng thẳng

Đây là một trong những nguyên gây suy giảm trí nhớ ở người trẻ hiện nay. Những khó khăn trong cuộc sống đến từ công việc, học hành, môi trường sinh hoạt xung quanh khiến cho người trẻ trở nên căng thẳng thần kinh, kém tập trung, dễ phân tán tư tưởng và giảm khả năng giải quyết vấn đề. Tình trạng này kéo dài lâu lâu làm tăng nguy cơ suy giảm chức năng, khiến trí nhớ sa sút dần.

1.4 Mất ngủ khiến trí nhớ suy giảm

Giấc ngủ có vai trò quan trọng giúp cho tâm trí được thư giãn và cơ thể phục hồi sau một ngày làm việc căng thẳng. Thói quen sinh hoạt không điều độ, thường xuyên thức khuya, mất ngủ khiến cho các tế bào thần kinh không được nghỉ ngơi và nhanh chóng lão hóa. Khi đó tình trạng suy giảm trí nhớ có thể xuất hiện. 

Nếu một người trưởng thành không ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi ngày thì cơ thể sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không thể tập trung, không đủ tỉnh táo làm việc, ảnh hưởng đến trí nhớ.

Biểu hiện suy giảm trí nhớ

Nhớ nhớ quên quên, mất tập trung, giảm khả năng học kiến thức mới,…là những biểu hiện giảm sút trí nhớ.

2. Các biểu hiện trí nhớ suy giảm

Tình trạng suy giảm trí nhớ biểu hiện ở mỗi người khác nhau nhưng thường có một số triệu chứng như:

– Hay quên: Nói trước quên sau, quên những điều vừa nói, thường nhắc đi nhắc lại một nội dung câu chuyện trước đó, quên vị trí để đồ đạc trong nhà, quên các sự kiện trong quá khứ hoặc những điều vừa diễn ra. 

– Giảm khả năng ghi nhớ các thông tin, sự kiện, bài học mới.

– Giảm tập trung, thường xuyên lơ đãng trong công việc và học tập.

– Mệt mỏi, căng thẳng, stress, tâm trạng thay đổi thất thường, dễ cáu giận với những người xung quanh, khó kiểm soát được hành vi. 

– Không còn khả năng lập kế hoạch, giải các câu đố hoặc phép tính liên quan đến con số như trước.

– Giảm khả năng phán đoán và đưa ra các quyết định.

– Lú lẫn, không nhận thức được các mốc thời gian, các mùa trong năm, thậm chí là nơi mình đang ở.

Những triệu chứng trên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, làm giảm năng suất, hiệu quả công việc, học tập, gây ra những sai sót nghiêm trọng, trong nhiều trường hợp có thể ảnh hưởng đến tài sản và tính mạng. 

Các nghiên cứu cho thấy khoảng 50% bệnh nhân suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành bệnh sa sút trí tuệ sau 3 năm, khoảng 10% trường hợp suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành Alzheimer.

Những căn bệnh này sẽ khiến bệnh nhân sẽ mất dần khả năng tư duy, khả năng tự chăm sóc cá nhân, cuối cùng dẫn đến tử vong. Trung bình, người bệnh Alzheimer sẽ tử vong sau khoảng 8-10 năm.

3. Cách khắc phục

Khi có biểu hiện suy giảm trí nhớ, bạn nên thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị càng sớm càng tốt,  ngăn ngừa tình hình bệnh diễn biến nặng hơn. 

Đồng thời, xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh, áp dụng các biện pháp sau đây:

– Xây dựng chế độ ăn hợp lý: Sử dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho não bộ như nấm, ngũ cốc, sữa, cá biển, trứng gia cầm,… giúp cải thiện trí nhớ. Tránh ăn các thực phẩm chứa nhiều đường hay carbohydrate và các chất kích thích.

– Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao: Biện pháp giúp tăng cường dinh dưỡng và oxy cung cấp cho não bộ, từ đó thúc đẩy hệ hô hấp và tuần hoàn.

– Tự tìm cách thư giãn, hạn chế tình trạng căng thẳng, stress.

– Tập các động tác yoga, thiền để cải thiện tâm trạng, hỗ trợ lưu thông máu lên nuôi não bộ.

– Dành thời gian chơi các trò chơi rèn luyện trí tuệ, tăng khả năng ghi nhớ, từ 15 – 30 phút mỗi ngày.

làm thế nào để khắc phục tình trạng suy giảm trí nhớ

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng với những người bị suy giảm trí nhớ.

Như vậy, trí nhớ suy giảm là tình trạng đang được lưu tâm. Khi thấy các dấu hiệu giảm sút trí nhớ cũng là lúc bạn cần xem xét lại chế độ sinh hoạt của mình, đồng thời chủ động kiểm tra sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe hệ thần kinh, não bộ, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời. Hãy thường xuyên thăm khám Nội thần kinh để được các chuyên gia đồng hành chăm sóc. 

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *