Trĩ nội chảy máu cần xử lý thế nào – Góc giải đáp

Trĩ nội chảy máu là hiện tượng gây nhiều hoang mang lo lắng nếu ai gặp phải. Trĩ chảy máu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cần chủ động nắm được các phương pháp xử trí nếu có hiện tượng này xảy ra.

Bạn đang đọc: Trĩ nội chảy máu cần xử lý thế nào – Góc giải đáp

1. Trĩ nội chảy máu và các triệu chứng cụ thể

Trĩ không phải là căn bệnh xa lạ khi mỗi chúng ta ít nhất đều bị trĩ một lần trong đời. Trĩ thường tiến triển và ở cấp độ nhẹ, người bệnh thường bỏ qua các dấu hiệu bệnh. Chỉ khi trĩ gây đau rát, chảy máu, người bệnh mới trở nên hốt hoảng lo lắng.

Trĩ nội hình thành do tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị giãn và phình to. Trĩ nội ở giai đoạn đầu chỉ là khối thịt nhỏ nằm  ở phía dưới đường lược, không bị sa ra ngoài. Khi khối thịt ngày càng phình to thì mới có hiện tượng sa xuống khi đi vệ sinh.

Hiện tượng trĩ nội chảy máu thường xảy ra như sau:

– Chảy máu kín đáo, chỉ phát hiện khi đi vệ sinh, thấy có dính 1 ít trên giấy vệ sinh và không thường xuyên xảy ra.

– Máu chảy nhỏ giọt, tần suất nhiều hơn

– Máu bắn thành tia, không chỉ khi đi vệ sinh mà khi ngồi xuống hoặc đứng cũng có thể ra máu. Đi kèm với hiện tượng chảy máu là búi trĩ bị sa ra ngoài, bệnh nhân rất đau và khó chịu.

Hiện tượng chảy máu hậu môn có thể là do bị trĩ. Nhưng một số trường hợp là do các bệnh lý khác ở vùng hậu môn – trực tràng. Do đó, người bệnh không nên chủ quan khi gặp tình trạng này.

Trĩ nội chảy máu cần xử lý thế nào – Góc giải đáp

Trĩ nội ban đầu chỉ có 1 ít máu dính lên giấy vệ sinh, sau càng ngày càng chảy nhiều hơn

2. Xử trí khi bị trĩ nội chảy máu

Trĩ nội chảy máu nếu để lâu sẽ rất nguy hiểm. Bệnh nhân nên đến bệnh viện uy tín để thăm khám khi phát hiện chảy máu ở vùng hậu môn. Nếu tình trạng không có gì nguy hiểm, bệnh nhân sẽ được tư vấn các phương pháp đơn giản tại nhà để khắc phục. Nếu tình trạng trĩ nghiêm trọng thì sẽ có chỉ định cắt bỏ, dùng thuốc… phù hợp. Hơn nữa, hiện tượng chảy máu có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm khác như khối u trực tràng… Vì vậy, đừng bao giờ tự chẩn đoán và điều trị bệnh thông qua các liệu pháp chưa được kiểm chứng.

2.1. Các biện pháp tại nhà

Khi có chẩn đoán là bị trĩ và gặp triệu chứng chảy máu nhẹ, người bệnh cần chú ý vệ sinh vùng hậu môn nhẹ nhàng. Một số cách vệ sinh như sau:

– Ngâm hậu môn: Khi tắm bệnh nhân có thể kết hợp với ngâm hậu môn để làm dịu cơn rát. Có thể cho thêm 1 ít muốn sạch ngâm cùng.

– Lau chùi vùng hậu môn bằng khăn ướt sạch: Các loại giấy vệ sinh có thể có bề mặt thô ráp và không đảm bảo vệ sinh. Khiến người bệnh khó chịu khi bị trĩ. Hãy thay thế bằng khăn ướt không hương liệu và không chất kích ứng.

– Hạn chế rặn quá lâu, ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh. Điều này sẽ gia tăng áp lực  lên búi trĩ, khiến máu bị ra nhiều hơn.

Đồng thời, chế độ ăn cần thay đổi hợp lý để nhằm hạn chế tình trạng táo bón, giảm kích ứng búi trĩ. Tiêu hóa tốt, vệ sinh thuận lợi cũng hạn chế tác động lên búi trĩ, nhằm ngăn chặn hiện tượng chảy máu. Khuyến khích với chế độ như sau:

– Uống nhiều nước mỗi ngày: Chia nhỏ lượng nước nạp vào mỗi ngày. Đừng đợi khát mới uống, hãy bổ sung nước liên tục.

– Bổ sung nhiều chất xơ, rau và trái cây tươi vào bữa ăn hằng ngày.

– Dùng thêm thuốc làm mềm  phân để đi vệ sinh dễ dàng hơn. Khi đó, hiện tượng chảy máu cũng sẽ được khắc phục.

– Hoạt động thể chất hằng ngày để tránh táo bón, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Tìm hiểu thêm: Cách phòng tránh các bệnh tiêu hóa ở trẻ nhỏ vào mùa hè

Trĩ nội chảy máu cần xử lý thế nào – Góc giải đáp

Trĩ nội chảy máu cần duy trì chế độ ăn nhiều rau xanh

2.2. Thăm khám khi bị trĩ nội chảy máu

Sau khi áp dụng các biện pháp tại nhà mà tình trạng vẫn không cải thiện, bệnh nhân cần tái khám. Khi gặp bác sĩ chuyên khoa, người bệnh sẽ được đánh giá lại tình trạng và chỉ định điều trị với phương pháp phù hợp. Cần thông báo thêm cho bác sĩ nếu xuất hiện các hiện tượng sau:

– Màu sắc phân thay đổi, phân quá rắn hoặc quá lỏng trong thời gian dài

– Cơ thể sụt cân bất thường

– Đi vệ sinh quá nhiều lần hoặc ít đi hơn bình thường

– Vùng hậu môn đau rát

– Bị sốt, nôn và chóng mặt, xay xẩm thường xuyên

– Đau và khó chịu vùng bụng

Từ các thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ đánh giá tình trạng. Lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp với bệnh. Trĩ thông thường được điều trị bằng 2 cách là dùng thuốc và phẫu thuật cắt bỏ.

– Trĩ cấp độ nhẹ: Dùng thuốc uống và đặt ở hậu môn. Thuốc bôi có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, chống phù nề… Cần dùng thuốc kết hợp với chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý. Đồng thời giữ vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ. Các loại thuốc dùng theo đơn của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý dùng thuốc.

– Trĩ cấp độ nặng không thể tự thụt vào, có nguy cơ gây biến chứng cần can thiệp ngoại khoa. Hiện nay, có nhiều phương pháp cắt trĩ hiện đại như cắt trĩ Longo… nên bệnh nhân không cần sợ đau sợ mổ. Tốt nhất nên tuân thủ phương án điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.

Trĩ nội chảy máu cần xử lý thế nào – Góc giải đáp

>>>>>Xem thêm: Những bí quyết ngừa chứng khó tiêu ở phụ nữ mang thai

Trĩ nội chảy máu cấp độ nặng thường có chỉ định phẫu thuật

Trĩ nội chảy máu có nhiều cấp độ nguy hiểm khác nhau. Bệnh nhân nên tiến hành thăm khám sớm nhất để được xử lý nhanh chóng và hiệu quả. Trĩ để lâu có thể sa, nghẹt và hoại tử khiến vùng hậu môn không thể hoạt động bình thường.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *