Trĩ nội trĩ ngoại là những khái niệm trong bệnh trĩ. Phân biệt 2 loại trĩ này như thế nào và cách điều trị ra sao. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Trĩ nội trĩ ngoại và cách điều trị hiệu quả
1. Trĩ nội trĩ ngoại và cách phân biệt
Bệnh trĩ là bệnh lý tại vùng hậu môn – trực tràng. Dựa trên giải phẫu, bệnh được chia thành:
– Bệnh trĩ nội: Trĩ nội nằm sâu phía trong ống hậu môn, ở các búi tĩnh mạch bên trong trực tràng. Trĩ nội thường gây chảy máu, tuy nhiên không thể thấy rõ ở cấp độ nhẹ. Chỉ khi búi trĩ to lên, chúng mới có thể sa ra ngoài vùng hậu môn.
– Bệnh trĩ ngoại: Vị trí nằm ở vùng tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Biểu hiện của trĩ ngoài thường gây ngứa rát, khó chịu. Máu ứ lại ở trong các búi trĩ có thể tạo thành những cục máu đông. Vì trĩ nằm ở vùng mép hậu môn nên thường nhìn thấy được bằng mắt thường.
– Trĩ hỗn hợp: Người mắc đồng thời cả trĩ nội và trĩ ngoại
Từ đó, có thể nhận thấy bệnh trĩ nội và trĩ ngoại được phân biệt với nhau dựa theo vị trí của búi trĩ. Cách phân biệt dễ nhất là căn cứ vào phía trên dưới của đường lược vùng hậu môn. Đường lược là đường có hình răng lược chia vùng hậu môn thành ⅔ phần phía trên và ⅓ phía dưới ống hậu môn.
– Bệnh trĩ nội hình thành bên trong thành trực tràng, là ở phía trên đường lược vùng hậu môn. Sa búi trĩ chỉ xảy ra khi tình trạng trĩ nội ở cấp độ nặng. Bũi trĩ có thể co lại hoặc không thể co nếu như đang ở cấp độ cuối.
– Ngược lại, bệnh trĩ ngoại có các búi trĩ nằm ở phía dưới đường lược. Các búi trĩ nhìn thấy được và sa ra ngoài ngay cả ở trong giai đoạn nhẹ. Vì hình thành ở vùng mép hậu môn nên thường đau rát, ngứa và khó chịu.
Bệnh trĩ tuy không phải bệnh cấp tính nhưng cần được điều trị càng sớm càng tốt. Bệnh nếu để chuyển sang giai đoạn sau sẽ có nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Bệnh nhân đau đớn, khó chịu, bị hoại tử búi trĩ khiến cả vùng hậu môn – trực tràng bị mất chức năng. Cần lưu ý nhận biết các triệu chứng của trĩ nội, trĩ ngoại để chủ động thăm khám và điều trị hiệu quả.
2. Triệu chứng bệnh trĩ nội trĩ ngoại thường gặp
Trĩ nội:
– Đi vệ sinh bị chảy máu: Đây là dấu hiệu khá phổ biến của bệnh trĩ nội. Lượng máu có thể khác nhau tùy thuộc vào từng thời điểm cụ thể. Giai đoạn 1, trĩ nội chỉ gây chảy máu rất ít, phải quan sát kỹ mới nhận biết được. Người bệnh không có cảm giác khó chịu, đau rát. Khi trĩ nội chuyển sang giai đoạn nặng hơn, lượng máu sẽ chảy thành giọt, có khi bắn thành tia. Người bệnh có thể bị mất máu dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt, suy ngược.
– Đau và khó chịu vùng hậu môn: Người bệnh có cảm giác cộm cộm ở vùng hậu môn. Khi bệnh chuyển sang cấp độ nặng sẽ khiến bệnh nhân đau hơn do bị tắc tĩnh mạch.
– Búi trĩ sa: Trĩ nội cấp độ 3, 4 thường gặp hiện tượng búi trĩ bị sa ra ngoài. Búi trĩ có thể đẩy lên được hoặc không. Khi không thể thụt vào thì cần can thiệp phẫu thuật càng sớm càng tốt.
Trĩ ngoại:
– Vùng hậu môn có các nếp gấp sưng to: Trĩ ngoại xuất hiện với triệu chứng đầu tiên là các nếp gấp ở vùng hậu môn sưng lên, nguyên nhân là do các dịch bẩn đọng lại ở mép hậu môn.
– Nứt kẽ hậu môn: Trĩ ngoại gây nên các cục máu đông ở mép hậu môn, chúng sưng to lên và gây nứt kẽ.
– Trĩ sa ra ngoài: Trĩ ngoại cấp độ càng nặng thì búi trĩ sẽ bị sa càng nặng nề. Khi trĩ sa ngoài mà không thể thụt lên thì cần cắt bỏ ngay.
Tìm hiểu thêm: U dạ dày lành tính thì u dạ dày lành tính ít phổ biến hơn
3. Trĩ nội trĩ ngoại điều trị như thế nào
3.1. Trĩ nội trĩ ngoại cấp độ nhẹ, chưa biến chứng
Ở giai đoạn trĩ nhẹ, phương pháp điều trị thích hợp nhất là dùng thuốc điều trị triệu chứng và thay đổi lối sống, ăn uống.
– Thay đổi thực đơn với chế độ nhiều chất xơ, rau củ quả tươi và ngũ cốc nguyên hạt
– Không ăn đồ chiên, cay nóng. Kiêng đồ kích thích và những thực phẩm không tốt cho sức khỏe
– Kết hợp với ngâm hậu môn tầm 10 – 15 phút mỗi ngày với nước ấm để làm dịu vùng hậu môn
– Vận động phù hợp, đi lại nhẹ nhàng tránh ngồi 1 chỗ
– Vùng hậu môn cần được làm sạch bằng khăn dịu nhẹ. Không lau chùi quá mạnh làm tổn thương vùng hậu môn.
– Nếu bị sưng đau có thể kết hợp bọc đá lạnh để chườm hậu môn, lưu ý dùng khăn dày bọc đá.
– Đối với trĩ ngoại có thể sử dụng các loại thuốc làm tăng độ bền thành mạch, ngăn trĩ ngoại phát triển hơn.
– Một số loại thuốc bôi cũng có tác dụng làm dịu sự ngứa rát, cải thiện tuần hoàn máu…
– Các loại thuốc giảm đau cũng có thể được kê để làm giảm đau.
Lưu ý cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Việc dùng thuốc không đúng đơn, đúng thuốc có thể khiến tình trạng trĩ thêm trầm trọng. Mọi thông tin bài viết mang tính tham khảo và hỗ trợ.
>>>>>Xem thêm: Bảng giá nội soi dạ dày và những lưu ý khi thực hiện
3.2. Trĩ nội trĩ ngoại cấp độ nặng, xuất hiện biến chứng
Trĩ cấp độ nặng, trĩ ngoại bị sa mà không thể đẩy thụt vào trong thì cần can thiệp cắt búi trĩ. Đây là giải pháp triệt để nhất để loại bỏ hoàn toàn búi trĩ.
– Phẫu thuật Milligan Morgan là phương pháp cắt búi trĩ trực tiếp. Phương pháp này được thực hiện đơn giản và khá nhanh chóng. Tuy nhiên, vì thực hiện trực tiếp trên búi trĩ, tại vùng nhạy cảm nên bệnh nhân khá đau trong và sau mổ. Một biến chứng có thể gặp sau mổ đó là tình trạng hẹp hậu môn vĩnh viễn. Các biến chứng chảy máu, nhiễm trùng cũng dễ xảy ra vì vết mổ lâu lành.
– Phẫu thuật Longo: Đây là phương pháp cắt trĩ gián tiếp với cách cắt bỏ vòng niêm mạc trĩ và khâu nối bằng súng tự động. Nguyên lý được sử dụng là ngăn chặn nguồn cung cấp máu đến các búi trĩ, kéo niêm mạc trực tràng bị sa lên phía trên. Từ đó búi trĩ co lên và teo lại vì không còn nguồn cung cấp máu. Phương pháp Longo có ưu điểm là ít đau, nhanh chóng, ít biến chứng và rất chóng lành sau mổ.
Trĩ nội, trĩ ngoại là 2 khái niệm phân biệt vị trí của các búi trĩ. Việc điều trị cần căn cứ vào tình trạng cụ thể và cơ địa người bệnh. Vì vậy, cần thăm khám và điều trị với bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ hiệu quả nhất.