Khóm (dứa) được biết đến như một món ăn nhưng chắc ít ai biết trong y học cổ truyền nó còn là một loại thuốc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh, trong đó có bệnh sỏi thận. Vậy trị sỏi thận bằng khóm (dứa) có đem lại hiệu quả không mời bạn tham khảo bài viết sau.
Bạn đang đọc: Trị sỏi thận bằng khóm (dứa) và 4 điều cần lưu ý khi
1. Trị sỏi thận bằng khóm (dứa) có hiệu quả không?
Trị sỏi thận bằng khóm là 1 trong những phương pháp dân gian được khá nhiều người truyền tai nhau. Sỏi thận là sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu nhưng vì một số lý do nào đó các chất ý đã kết tinh, lắng đọng lại và tạo thành sỏi trong thận.
Theo y học cổ truyền thì quả dứa (khóm) có tác dụng trong việc hỗ trợ làm mòn sỏi và đào thải những viên sỏi nhỏ qua đường tiểu. Nước ép lá dứa và quả dứa có tác dụng nhuận tràng, tẩy độc. Uống nhiều nước ép dứa có thể khiến cho các tinh thể sỏi tiết niệu loãng ra, không kết tụ với nhau và loại ra ngoài qua đường tiểu tiện…
Tuy nhiên việc điều trị sỏi thận bằng khóm thường ít mang lại hiệu quả đặc biệt là với những viên sỏi có kích thước lớn, cứng vì vậy cần đến bệnh viện thăm khám để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Khóm (dứa) có tác dụng trong việc làm mòn sỏi và đào thải những viên sỏi nhỏ qua đường tiểu (ảnh minh họa)
2. Những lưu ý khi điều trị bị sỏi thận
Ngoài việc trị sỏi thận bằng khóm (dứa)thì người bệnh cần đi khám sức khỏe định kỳ để biết sự phát triển kích thước của sỏi thận và có biện pháp điều trị phù hợp và kịp thời. Dùng khóm chỉ có tác dụng hỗ trợ phần nào trong điều trị. Trong quá trình điều trị cần lưu ý các vấn đề sau:
2.1 Uống nhiều nước
Đối với người bị sỏi thận nên uống 2-3 lít nước đun sôi để nguội trong một ngày, uống nước mỗi ngày để hỗ trợ cơ thể thải độc và phòng ngừa sỏi thận.
Có thể uống nhiều loại nước lợi tiểu từ thiên nhiên như nước râu ngô, bông mã đề…
2.2 Ăn các loại rau giàu chất xơ
Có thể phòng ngừa sỏi thận bằng cách ăn các thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, cần tây và một số loại trái cây giàu chất xơ.
2.3 Ăn nhạt, ăn ít thịt động vật
Thực phẩm nhiều muối và đạm sẽ làm cho độ pH nước tiểu giảm, kích thích bài tiết chất calcium và cystine gây ra sỏi. Ngoài ra, chúng còn làm cho giảm bài tiết chất citrat, là chất giúp ngăn chặn sự tạo thành sỏi…
Tìm hiểu thêm: Sỏi bàng quang hình thành do yếu tố nào?
Đi khám sức khỏe định kỳ để biết sự phát triển kích thước của sỏi thận và có biện pháp điều trị phù hợp, kịp thời
2.4 Chế độ sinh hoạt khoa học
Ngoài việc thực hiện ăn uống khoa học thì chế độ sinh hoạt cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh sỏi thận tái phát trở lại.
Không nên nhịn tiểu và có chế độ ăn uống tập thể dục điều độ. Bạn nên thường xuyên tập thể dục đều đặn mỗi ngày để nâng cao sự dẻo dai và sức đề kháng cho cơ thể.
Đồng thời không nên vận động, làm việc quá sức, không nên thức khuya mà thay vào đó là một chế độ ngủ nghỉ hợp lý.
>>>>>Xem thêm: Chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận theo gợi ý của chuyên gia
Tập thể dục nhẹ nhàng để giúp phòng ngừa sỏi thận phát triển và tái phát (ảnh minh họa)
Hiện nay việc trị sỏi thận bằng khóm chưa được nghiên cứu rõ ràng do đó bệnh nhân cần đi khám sức khỏe để có biện pháp điều trị kịp thời, cùng với đó là chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.