Trị tai biến mạch máu não đạt hiệu quả cao

Trị tai biến mạch máu não phải theo nguyên tắc nhất định, cấp cứu kịp thời và chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

1. Tai biến mạch máu não là gì?

Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ não là bệnh lý gây ra do không đủ máu cũng như oxy lên não. Tình trạng này làm cho não bị suy giảm chức năng một cách đột ngột có tính chất cấp tính. Bệnh lý diễn ra trong vòng 24 giờ đồng hồ và tai biến mạch máu não nặng có nguy cơ dẫn đến tử vong vào khoảng thời gian này.

Trị tai biến mạch máu não đạt hiệu quả cao

Tai biến mạch máu não là bệnh lý gây ra do không đủ máu cũng như oxy lên não.

Theo một vài thống kê thì đây là bệnh lý gây tử vong nhiều thứ 2 trên thế giới và Việt Nam cũng chỉ xếp sau bệnh lý tim mạch. Để điều trị tai biến mạch máu não cần tuân theo nguyên tắc nhất định, sơ cứu, cấp cứu kịp thời.

Bệnh được phân thành 2 thể lâm sàng như sau:

– Đột quỵ nhồi máu não: Đây là hiện tượng tắc mạch cung cấp máu lên não. Một số loại đột quỵ nhồi máu não như là huyết khối, nhồi máu ổ liệt, tai biến mạch máu não.

– Đột quỵ chảy máu não: Đây là hiện tượng tắc nghẽn mạch máu não khi tình trạng tai biến mạch máu não xảy ra. Một số loại đột quỵ là chảy máu bên trong nhu mô não, chảy máu não và trào máu ra não thất, chảy máu não thất thứ phát và chảy máu dưới màng cứng do chảy máu não sau khi nhồi máu não gây ra.

2. Các dấu hiệu tai biến mạch máu não cần phát hiện kịp thời

Do tai biến mạch máu não là tình trạng khẩn cấp nên cần nhận biết sớm để đưa ngay tới những cơ sở y tế gần nhất sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong và tàn tật:

– Đột nhiên tê hay yếu của mặt, tay hay chân, thậm chí là một nửa cơ thể.

– Đột nhiên lú lẫn, rối loạn hay không hiểu ngôn ngữ.

– Đột ngột rối loạn thị lực ở một bên hay hai bên.

– Đột ngột rối loạn việc đi lại, loạng choạng, mất phương hướng hay giảm khả năng thực hiện động tác.

– Đột nhiên đau đầu nhiều không rõ lý do.

Trị tai biến mạch máu não đạt hiệu quả cao

Đau đầu bất chợt không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu cảnh báo tai biến mạch máu não

Thời điểm giờ vàng của cấp cứu là khoảng 3 – 4,5 giờ đầu từ khi có triệu chứng. Trong khoảng thời gian này, bệnh nhân nếu cấp cứu và điều trị bằng các thuốc tan huyết khối đường tĩnh mạch hoặc trong 6 giờ đầu từ khi có triệu chứng và được hút huyết khối bằng phương tiện cơ học, khả năng sống và giảm thiểu di chứng sẽ cao hơn.

Tuy nhiên lưu ý rằng khi tai biến mạch máu não xảy ra thì việc vận chuyển bệnh nhân cũng phải được đảm bảo nghiêm ngặt. Tốt nhất là gọi xe cấp cứu hoặc nhân viên y tế có chuyên môn vận chuyển. Trường hợp người nhà tự ý chở bệnh nhân đi cấp cứu thì cần liên lạc với bệnh viện – nơi có chuyên khoa đột quỵ để được hướng dẫn cách vận chuyển bệnh nhân để tránh trường hợp bệnh trở nặng hơn nữa.

3. Cách trị tai biến mạch máu não đúng

Điều trị tai biến mạch máu não gồm cả cấp cứu tại hiện trường lẫn điều trị tại nhà và những biện pháp phòng ngừa tai biến mạch máu não. Tuy nhiên, điều cốt yếu vẫn phải là xác định loại tai biến là dạng nhồi máu não hay là xuất huyết não.

3.1. Sơ cứu tai biến

Nhận biết sớm một người đang bị tai biến mạch máu não là phương pháp hữu hiệu giúp cứu sống 50% trường hợp. Làm sao để nhận biết một bệnh nhân đang bị tai biến mạch máu não?

Khi người bệnh có những dấu hiệu như tê tay, tê chân, yếu liệt tứ chi, câm mồm hoặc méo một bên mặt, đột nhiên đau đầu dữ dội không thuyên giảm, khó thở hoặc không nói rõ ràng thành tiếng, không biết người khác đang nói gì, khó diễn tả ý định của bản thân, rối loạn ý thức, hôn mê… thì đây chính là những triệu chứng tai biến mạch máu não.

Lúc nguy cấp, cần nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị. Cần chú ý, tuyệt đối không chọc kim vào đầu ngón tay người bệnh hoặc cho người bệnh uống bất cứ loại thuốc nào khác. Không được để người bệnh tự điều trị tại nhà.

Ngoài ra, có thể dựa theo nguyên tắc F.A.S.T để nhận diện triệu chứng khi một người bị đột quỵ:

– Face Drooping: Yếu liệt mặt đột ngột ở một bên

– Arm Weakness: Đột ngột yếu tay và chân

– Speech Difficulty: Nói chuyện khó, nói ngọng hoặc không biết gì

– Timing to call: Gọi ngay cho cơ sở y tế gần nhất

Trị tai biến mạch máu não đạt hiệu quả cao

Cần cấp cứu kịp thời người bệnh tai biến mạch máu não

3.2. Trị tai biến mạch máu não bằng thuốc thế nào?

Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch (TPA). Loại thuốc này có tác dụng phân huỷ plasmin là một chất trong máu có khả năng hình thành huyết khối. Thuốc tiêu sợi huyết tĩnh mạch được dùng trong vòng 4,5 giờ sau khi mạch máu não bị tắc nghẽn. Việc dùng càng sớm vừa giúp cái thiện sống còn vừa giúp người bệnh có tiên lượng phục hồi tốt.

Cần chú ý là hàm lượng và kỹ thuật tiêm chỉ được thực khi có bác sĩ chỉ định bởi vì những nguy cơ của loại thuốc này sẽ dẫn đến tình trạng xuất huyết não khi sử dụng không đúng.

Sau khi dùng thuốc tiêu sợi huyết, người bệnh sẽ được theo dõi chặt chẽ trong nhiều tiếng và thực hiện những phương tiện chẩn đoán hình ảnh phù hợp nhằm bảo đảm rằng mô não được tưới máu tốt. Trong một số trường hợp khi bệnh nhân đến trễ hoặc cục máu đông to hơn khiến việc sử dụng thuốc tiêu sợi huyết không thể điều trị triệt để thì bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành những thủ thuật can thiệp sâu hơn nữa.

3.3. Can thiệp nội mạch

Phương pháp can thiệp nội mạch đã được chứng minh thành công trong việc điều trị thiếu máu não cũng như cải thiện tiên lượng phục hồi trong tương lai của bệnh nhân đột quỵ nói chung.

3.4. Các loại phẫu thuật trị tai biến mạch máu não

Trường hợp tai biến mạch máu não gây xuất huyết thì cần phẫu thuật để loại bỏ khối máu đông, từ đó giải áp nhu mô não sau chấn thương để nhu mô não nhanh chóng phục hồi. Việc phẫu thuật sẽ tác động vào căn nguyên của tai biến mạch máu:

– Kẹp mạch máu đang chảy: Áp dụng đối với bệnh nhân có túi phình mạch máu não.

– Phẫu thuật bóc dị dạng động tĩnh mạch (AVM): Sử dụng để phẫu thuật phình mạch máu não.

– Phẫu thuật bóc phình mạch não: Được chỉ định can thiệp khi người bệnh bị tắc mạch máu hoặc có mảng xơ vữa làm tắc nghẽn thành mạch máu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *