Triệu chứng bệnh động mạch vành thường khó nhận biết, cho đến khi bệnh diễn biến nặng hơn mới có thể phát hiện.
Bạn đang đọc: Triệu chứng bệnh động mạch vành và cách điều trị
1. Triệu chứng bệnh động mạch vành thế nào?
Bệnh động mạch vành là bệnh tim mạch phổ biến nhất, cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tử vong hàng đầu trên thế giới. Tại Việt Nam, bệnh nhân tử vong do bệnh mạch vành khá cao, chiếm từ 11– 36% và có dấu hiệu tăng mỗi năm.
Bệnh động mạch vành là tình trạng lượng cholesterol có trong máu lắng đọng ở thành động mạch vành. Lượng cholesterol tích tụ sẽ làm hình thành các mảng xơ vữa gây hẹp hoặc tắc lòng mạch vành.
Xơ vữa động mạch gây ra các cơn đau thắt ngực dữ dội
Người bệnh bị hẹp, tắc động mạch vành sẽ gặp các triệu chứng như:
1.1. Triệu chứng bệnh động mạch vành: Đau thắt ngực
Đau thắt ngực là triệu chứng bệnh động mạch vành điển hình. Triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột và dữ dội, khiến người bệnh cảm thấy như bị bóp nghẹt ở ngực. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng gặp các triệu chứng này.
Với một số bệnh nhân cao tuổi, phụ nữ hoặc người bệnh đái tháo đường, biểu hiện đau thắt ngực có thể không rõ ràng. Người bệnh có thể cảm thấy khó chịu ở ngực, nặng ngực hoặc nóng rát. Cơn đau ở ngực có thể lan ra hàm, cổ, vai và cánh tay.
1.2. Một số triệu chứng bệnh động mạch vành khác
Đi kèm tình trạng đau thắt ngực, người bệnh còn có thể gặp một số biểu hiện khác như:
– Cảm thấy sắp ngất hoặc đột ngột bị ngất xỉu
– Tăng hoặc giảm huyết áp một cách bất thường
– Khó thở, choáng váng
– Đau bụng ở phía trên rốn
– Buồn nôn và nôn
– Vã mồ hôi mà không rõ nguyên nhân
– Suy giảm khả năng vận động
2. Nguyên nhân dẫn tới mắc bệnh động mạch vành
Sự xuất hiện của những mảng xơ vữa trong lòng động mạch vành là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh. Một số yếu tố nguy cơ gây tích tụ cholesterol, làm tắc hẹp động mạch vành là:
– Thừa cân béo phì
– Tuổi tác
– Tiền sử gia đình có người từng mắc bệnh.
– Do các thói quen xấu như: uống nhiều rượu, hút thuốc lá, ít vận động.
– Do các bệnh lý: cao huyết áp, tiểu đường, tăng cholesterol máu
Tìm hiểu thêm: 4 chụp chiếu, xét nghiệm nhồi máu cơ tim quan trọng
Người cao tuổi có nhiều bệnh nền là đối tượng của bệnh động mạch vành
Trường hợp xơ vữa dạng mềm có thể dẫn đến hình thành các cục máu đông. Các cục máu đông có thể gây tắc hoàn toàn động mạch, dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong khi đó, nếu mảng xơ vữa dạng cứng ít khả năng vỡ, sẽ giúp giảm bớt nguy cơ tạo ra các cục máu đông, gây hẹp lòng mạch.
3. Biến chứng nguy hiểm khi bị bệnh động mạch vành
3.1. Đột tử
Có khoảng 30– 50% bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp đột tử trước khi được đưa đến bệnh viện.
3.2. Bệnh suy tim
Do thiếu máu cục bộ cơ tim trong thời gian dài hoặc khi bị sau nhồi máu cơ tim, dẫn tới tim to, co bóp kém và hở van tim.
3.3. Hở van tim
Do đứt dây chằng van tim, dãn vòng van, sa lá van, tâm thất trái co bóp bất thường dẫn tới hở van tim. Điều này làm tim ngày càng to ra và suy tim trở nặng thêm.
3.4. Rối loạn nhịp tim
– Block nhĩ thất
– Rung nhĩ dễ dẫn đến nhồi máu não
– Ngoại tâm thu thất do có sẹo cơ tim nhồi máu
– Nhịp nhanh thất hoặc rung thất dẫn đến đột tử
4. Cách điều trị triệu chứng bệnh động mạch vành
Bệnh động mạch vành có thể tiến triển nhanh và biến chứng thành nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy nếu bạn gặp các cơn đau thắt ngực kéo dài khoảng 20 phút không giảm, hoặc dùng thuốc không hiệu quả, cần đến bệnh viện cấp cứu ngay.
>>>>>Xem thêm: Suy giảm trí nhớ ở người tiểu đường và cách cải thiện
Cấp cứu ngay khi gặp các cơn đau thắt ngực kéo dài trên 20 phút
Quá trình điều trị, bác sĩ sẽ giúp người bệnh giảm các triệu chứng bệnh động mạch vành, ngăn tử vong do đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim. Yêu cầu đầu tiên trong việc điều trị bệnh là làm tan cục máu đông giúp dòng máu có thể di chuyển đến tim dễ dàng hơn.
Tùy thuộc vào mức độ hẹp lòng mạch sẽ có các cách điều trị phù hợp. Người bệnh có thể áp dụng các cách điều trị bệnh động mạch vành dưới đây.
4.1. Điều trị nội khoa (dùng thuốc)
Sử dụng thuốc là phương pháp được chỉ định cho người bị bệnh động mạch vành ở mức độ nhẹ. Lúc này, người bệnh mới xuất hiện những triệu chứng nhẹ, chưa nghiêm trọng.
Các loại thuốc được bác sĩ chỉ định dùng bao gồm:
– Thuốc chẹn beta: Thuốc có tác dụng giảm huyết áp và găn tác hại của hormon gây co mạch, làm tim đập nhanh và tăng áp lực lên tim.
– Thuốc chống đông: Đây là loại thuốc mà người bệnh phải sử dụng thuốc suốt đời, nhằm ngăn ngừa các cục máu đông, tránh tái tắc hẹp động mạch. Đồng thời ngăn ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ do bệnh động mạch vành gây ra.
– Thuốc giãn động mạch vành: Hỗ trợ giảm nhanh các cơn đau thắt ngực.
– Thuốc hạ mỡ máu: Giúp giảm cholesterol máu, hạn chế tăng kích thước các mảng xơ vữa.
4.2. Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật)
Đối với các trường hợp bệnh nặng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh động mạch vành thực hiện phẫu thuật.
5. Lưu ý trong quá trình điều trị
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần thực hiện lối sống, ăn uống phù hợp và đúng chuẩn theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều này vô cùng quan trọng, hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị bệnh.
Đồng thời, người bệnh cần chú ý dùng thuốc theo đúng liều lượng như chỉ định của bác sĩ, để giúp làm giảm các triệu chứng bệnh động mạch vành. Người bệnh tuyệt đối không tự ý tăng, giảm liều lượng thuốc và không dừng sử dụng thuốc trước thời gian theo kê đơn.
Các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc và các biện pháp phòng bệnh khác, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, tái khám đúng hẹn cũng là điều vô cùng quan trọng để bệnh được điều trị theo đúng lộ trình.
Bệnh động mạch vành nói riêng và các bệnh lý về tim mạch nói chung có thể phòng ngừa thông qua lối sống lành mạnh cũng như chế độ dinh dưỡng tốt. Khám sức khỏe tim mạch định kỳ cũng là cách giúp bạn có thể phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh và đưa ra phương án điều trị kịp thời, hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.