Bệnh quai bị ở trẻ em có khả năng lây nhiễm cấp tính và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Vì vậy, khi có những triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám điều trị đúng cách.
Bạn đang đọc: Triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em
Triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em
Bệnh quai bị hình thành do một loại siêu vi (thuộc họ Paramyxoviridae) gây nên với những biểu hiện sốt nhẹ, sưng đau ở tuyến nước bọt phía mang tai, cũng có một số trường hợp viêm tuyến nước bọt hàm trên hoặc viêm tuyến nước bọt dưới lưỡi.
Bệnh quai bị ở trẻ em là bệnh lý khá phổ biến dễ lây nhiễm
Phần lớn bệnh nhi bị nhiễm virus quai bị đều trải qua thời gian ủ bệnh từ 1 – 2 ngày với những cảm giác khó chịu. Sau đó, các triệu chứng sốt cao từ 39 đến 40 độ C, vùng mang tai sưng tấy, tăng tiết nước bọt,… sẽ xuất hiện.
Mặc dù không phải là bệnh quá nguy hiểm, nhưng nếu không chữa trị kịp thời, quai bị vẫn có thể kéo theo những biến chứng nguy hại, đặc biệt, quai bị ở bé trai có thể gây viêm tinh hoàn, dẫn tới vô sinh.
Cách điều trị bệnh quai bị ở trẻ em
Nếu không được điều trị sớm, bệnh quai bị ở trẻ có thể gây ra một số biến chứng như viêm não – màng não, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng. Tình trạng viêm tinh hoàn có thể dẫn đến teo tinh hoàn và một số ít trong đó có khả năng dẫn đến vô sinh.
Tìm hiểu thêm: Bệnh viện kín giường bởi sốt xuất huyết và kiến thức phòng tránh
Khi trẻ có dấu hiệu bệnh quai bị cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám điều trị hiệu quả
Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu mắc bệnh, cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, chính xác. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh quai bị ở trẻ, khi cha mẹ phát hiện trẻ có dấu hiệu mắc bệnh quai ngoài việc đưa ngay trẻ đến cơ quan y tế để kiểm tra thì còn cần lưu ý một số vấn đề sau phòng tránh biến chứng nguy hiểm:
– Cần cho trẻ một chế độ nghỉ ngơi hợp lý: không cho trẻ vận động nhiều, đặc biệt trong trường hợp trẻ sưng tinh hoàn thì trẻ cần được nghỉ ngơi tuyệt đối.
– Chế độ dinh dưỡng: không kiêng cữ, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, thông thường các bé bị quai bị ăn uống rất khó khăn, cần phải chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
– Nếu trẻ sốt hoặc quá đau, có thể cho trẻ uống thuốc giảm sốt.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu chỉ định truyền tiểu cầu trong sốt xuất huyết
Cho trẻ uống nhiều nước điều trị bệnh quai bị ở trẻ hiệu quả
– Cho trẻ uống nhiều nước
– Không cho trẻ ra ngoài để tránh gió, nên giữ trẻ trong nhà cho đến khi vùng sưng tấy có dấu hiệu giảm. Trẻ mắc bệnh không cho đến trường, các khu vực vui chơi công cộng vì có thể lây bệnh cho những bạn khác.
– Vệ sinh cá nhân và tẩy uế sát trùng các chất dịch tiết ra.
– Tránh tự ý bôi hoặc đắp, phun những loại thuốc dân gian ở tuyến mang tai đề phòng nhiễm độc.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp chẩn đoán và điều trị bệnh quai bị hiệu quả.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc còn có đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm, tiếp xúc với nhiều nền y tế hiện đại trên thế giới, luôn thăm khám – tư vấn điều trị nhiệt tình, giúp bạn san sẻ nỗi lo về sức khỏe. Xem thêm thông tin chi tiết về đội ngũ bác sĩ quốc tế tại đây.