Triệu chứng bệnh suy thận không phải ai cũng biết

Suy thận là sự suy giảm việc thực hiện các chức năng của thận, khi mà việc thực hiện các cơ chế bài tiết không còn đảm bảo được nữa dẫn đến sự tồn đọng trong cơ thể các chất độc hại. Suy thận là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, có thể đe dọa trực tiếp sức khỏe cũng như tính mạng người bệnh. Tuy nhiên để nhận biết sớm từ đó có biện pháp điều trị kịp thời căn bệnh này thì không phải ai cũng biết.

Bạn đang đọc: Triệu chứng bệnh suy thận không phải ai cũng biết

Triệu chứng bệnh suy thận không phải ai cũng biết

Suy thận là sự suy giảm việc thực hiện các chức năng của thận, khi mà việc thực hiện các cơ chế bài tiết không còn đảm bảo được nữa dẫn đến sự tồn đọng trong cơ thể các chất độc hại.

Triệu chứng của bệnh suy thận

 Những thay đổi khi đi tiểu

Thận là một cơ quan bài tiết quan trọng của cơ thể, các chất thải được thải ra ngoài qua đường nước tiểu, nhưng khi thận có vấn đề chắc chắn sẽ có những thay đổi rõ ràng trong việc đi tiểu. Cụ thể người mắc bệnh suy thận sẽ:

  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày, đặc biệt là tiểu đêm,
  • Lượng nước tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường
  • Nước tiểu có thể có bọt hay bong bóng
  • Người bệnh cảm thấy căng tức hay đi tiểu buốt
  • Đôi khi người bệnh đi tiểu thấy có lẫn máu trong nước tiểu…

Sưng/phù chân, tay

Khi thận suy giảm chức năng, không bài tiết kịp các chất độc, chất thải … sẽ khiến các chất độc này tích tụ lại ở các bộ phận khác, đặc biệt là các chi:

  • Sự tích tụ biểu hiện rõ ở mặt, khiến người bệnh phù mặt như béo lên
  • Hai chân sưng phù, đặc biệt là cổ chân, bàn chân
  • Hai bên tay, bắt đầu từ khửu tay cũng bị sưng phù
  • Ngoài sưng phù, người bệnh còn xuất hiện tấy đỏ nhẹ…

Tìm hiểu thêm: Bắn sỏi thận – Phương pháp điều trị sỏi hiệu quả

Triệu chứng bệnh suy thận không phải ai cũng biết

Khi thận suy giảm chức năng, không bài tiết kịp các chất độc, chất thải … sẽ khiến các chất độc này tích tụ lại ở các bộ phận khác, đặc biệt là các chi

 Ngứa, phát ban ở da

Suy thận còn khiến người bệnh xuất hiện mụn nhọt, phát ban gây ngứa ngáy khó chịu trên da. Điều này xảy ra là do khi thận bị suy, sự tích tụ lại các chất thải trong máu sẽ khiến người bệnh viêm nhiễm và xuất hiện những trận ngứa ở nhiều mức độ, nhưng nó có thể sẽ nặng hơn ngứa dị ứng. Rất nhiều bệnh nhân suy thận cho biết, họ cảm thấy ngứa ngáy không chịu được, cào rách cả da mà vẫn không hết ngứa…

Cơ thể mệt mỏi

Khi thận hoạt động bình thường sẽ tạo ra lượng hormone erythropoietin. Đây là một loại hormone nhằm thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxi. Tuy nhiên khi thận hỏng, lượng hormone này sẽ ít hơn, từ đó cơ thể sẽ ít tế bào hồng cầu mang oxi hơn… khiến bạn luôn có cảm giác mệt mỏi. Đây chính là tình trạng này thiếu máu, người bệnh sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, kém tập trung, kèm theo đau đầu, chóng mặt, buồn nôn…

Thay đổi hơi thở và vị giác

Suy thận có thể ảnh hưởng đến vị giác, hơi thở của bạn. Chẳng hạn:

  • Người bệnh cảm thấy hơi thở nông hơn, hay khó hít sâu
  • Luôn cảm thấy có vị khác lạ, hơi thở có mùi
  • Cảm nhận về thức ăn kém đi, ăn không thấy ngon miệng như trước

Cảm thấy ớn lạnh

Thiếu máu do suy thận có thể khiến sức đề kháng của bạn giảm sút, da kém sắc, lúc nào cũng thấy ớn lạnh, ngay cả khi bạn đang trong phòng có nhiệt độ cao.

Triệu chứng bệnh suy thận không phải ai cũng biết

>>>>>Xem thêm: Bệnh sỏi thận và cách phòng ngừa

Bệnh nhân suy thận cần được thăm khám, chăm sóc và điều trị kịp thời

 Đau lưng, cạnh sườn và hai chân

Suy thận có thể dẫn đến những cơ đau, có thể đau xuất hiện ở cạnh sườn sát với thận, đau thắt lưng và đau ở hai chân. Mặc dù đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhưng cũng không thể loại trừ trường hợp thận suy.

Phòng tránh bệnh thận như thế nào?

Để phòng tránh việc mắc bệnh thận người bệnh cần:

  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể: mỗi ngày uống từ 1,5- 2 lít nước để thận hoạt động trơn tru, loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
  • Hạn chế ăn mặn: Khẩu phần ăn chứa nhiều muối không tốt cho thận của bạn, khiến thận phải lao động nặng nhọc hơn.
  • Không tự ý uống thuốc: uống thuốc bừa bãi có thể sẽ gây hại cho thận.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng dinh dưỡng để tránh tăng trọng lượng và dư thừa cholesterol.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *