Triệu chứng bệnh tiểu đường

Triệu chứng bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu, đặc biệt là tiểu đường loại 2, thường biểu hiện không rõ ràng, thậm chí có trường hợp còn không gặp phải bất cứ triệu chứng nào. Vì thế bệnh tiểu đường thường được chẩn đoán muộn, khi đã tiến triển phức tạp, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết các triệu chứng bệnh tiểu đường sẽ giúp chẩn đoán bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Bạn đang đọc: Triệu chứng bệnh tiểu đường

Sau đây là những triệu chứng bệnh tiểu đường thường gặp mà chúng ta cần lưu ý:

Hay khát nước và đi tiểu nhiều

Triệu chứng bệnh tiểu đường

Hay khát nước và đi tiểu nhiều là những triệu chứng bệnh tiểu đường điển hình.

Hay khát nước và đi tiểu nhiều là những triệu chứng bệnh tiểu đường điển hình. Ở những người mắc bệnh tiểu đường, lượng đường dư thừa (glucose) tích tụ trong máu. Thận sẽ phải làm việc nhiều hơn để lọc và hấp thụ đường dư thừa. Nếu thận không thể đáp ứng kịp, lượng đường dư thừa sẽ được bài tiết vào nước tiểu cùng với chất dịch được rút ra từ các mô trong cơ thể. Điều này gây ra tình trạng đi tiểu nhiều, có thể dẫn tới mất nước. Người bệnh càng uống nhiều nước để làm dịu cơn khát thì càng đi tiểu nhiều hơn.
Mệt mỏi
Một triệu chứng bệnh tiểu đường khác là mệt mỏi. Có nhiều yếu tố góp phần vào triệu chứng này, bao gồm mất nước do đi tiểu nhiều và cơ thể người bệnh không thể hoạt động tốt vì không có khă năng chuyển hóa đường thành năng lượng cho cơ thể.
Giảm cân

Triệu chứng bệnh tiểu đường

Giảm cân cũng có thể là triệu chứng bệnh tiểu đường.

Giảm cân cũng có thể là triệu chứng bệnh tiểu đường. Đó là sự giảm cân không lành mạnh, có thể do lượng đường trong máu cao, hocmon insulin không nhận được glucozơ vào tế bào để cung cấp năng lượng, vì thế protein trong cơ bắp bị phá hủy để làm nguồn năng lượng thay thế. Thận cũng phải hoạt động nhiều hơn để loại bỏ lượng đường thừa, làm tốn thêm calo. Các hiệu ứng này kết hợp lại với nhau khiến cho nhiều người bị giảm cân nhanh chóng, đặc biệt là với những trường hợp tiểu đường loại 1.
Mờ mắt
Triệu chứng bệnh tiểu đường đôi khi liên quan tới thị lực của bệnh nhân. Lượng đường trong máu cao làm thay đổi hình dạng thấu kính của mắt dẫn đến độ khúc xạ thay đổi, làm giảm tầm nhìn, hình ảnh nhìn được bị méo mó, đôi khi nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy. Khi lượng đường trong máu đã ổn định, triệu chứng này sẽ mất đi. Tuy nhiên nếu kéo dài, mắt sẽ bị tổn thương vĩnh viễn, thậm chí có thể gây mù lòa.
Vết thương chậm lành

Tìm hiểu thêm: Chi phí mổ nội soi sỏi niệu quản bao nhiêu?

Triệu chứng bệnh tiểu đường

Theo quan sát, nhiễm trùng, chảy máu hoặc vết thương bầm tím ở những người bệnh tiểu đường rất lâu lành.

Theo quan sát, nhiễm trùng, chảy máu hoặc vết thương bầm tím ở những người bệnh tiểu đường rất lâu lành. Nguyên nhân có thể là do mạch máu bị hư hỏng vì quá nhiều đường lưu thông qua tĩnh mạch và động mạch, khiến máu khó lưu thông đến các vùng khác của cơ thể để chữa lành vết thương.
Ngứa ran tay và chân
Đường dư thừa trong máu có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh. Người bệnh có thể cảm thấy ngứa ran và mất cảm giác ở bàn tay, bàn chân cũng như nóng rát ở cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân.
Nướu bị sưng, đỏ

Triệu chứng bệnh tiểu đường

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân bà bầu ra khí hư màu vàng và cách xử trí

Bệnh tiểu đường có thể làm suy yếu khả năng của cơ thể trước sự tấn công của vi trùng, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở nướu răng và xương ổ răng.

Bệnh tiểu đường có thể làm suy yếu khả năng của cơ thể trước sự tấn công của vi trùng, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở nướu răng và xương ổ răng. Nướu răng có thể bị kéo ra khỏi răng, răng sẽ trở nên lỏng lẻo, dễ hình thành các túi mủ và vết loét trong nướu răng, đặc biệt là những người mắc bệnh viêm nướu trước khi bệnh tiểu đường phát triển.
Nếu nhận thấy có bất cứ dấu hiệu và triệu chứng bệnh tiểu đường nào nêu trên, hãy nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra. Mặc dù là một căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu phát hiện sớm, có phương pháp điều trị và sinh hoạt thích hợp, người bệnh có thể kiểm soát được bệnh tiểu đường và sống khỏe mạnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *