Sa sút trí tuệ là sự suy giảm chức năng trí tuệ và nhận thức, dẫn đến giảm khả năng hoạt động sống hàng ngày. Đây là bệnh thường gặp và ảnh hưởng trầm trọng đến người cao tuổi. Vì vậy cần phát hiện sớm những triệu chứng cảnh báo bệnh sa sút trí tuệ và điều trị càng sớm càng tốt.
Bạn đang đọc: Triệu chứng cảnh báo bệnh sa sút trí tuệ
1. Triệu chứng cảnh báo bệnh sa sút trí tuệ
Biểu hiện sa sút trí tuệ cũng rất phong phú và đa dạng ở mỗi trường hợp bệnh nhân. Điển hình nhất có thể kể đến như:
- Suy giảm trí nhớ: đây được xem như triệu chứng sớm và điển hình nhất của sa sút trí tuệ
- Rối loạn định hướng: trí nhớ rất quan trọng trong việc định hướng vì vậy đối với bệnh sa sút trí tuệ khi trí nhớ bị suy giảm thì việc định hướng của bị ảnh hưởng nhiều.
- Rối loạn ngôn ngữ: triệu chứng này cũng rất điển hình và được dùng như tiêu chuẩn để chẩn đoán sa sút trí tuệ
- Người bệnh bị mất hoặc suy giảm khả năng nhận biết và gọi tên các đồ vật cho dù là thân thuộc.
- Rối loạn khả năng hành động
- Giảm khả năng tư duy
2. Ai có nguy cơ bị sa sút trí tuệ?
Những người có các yếu tố nguy cơ sau dễ bị sa sút trí tuệ:
Huyết áp: Tăng huyết áp ở tuổi trung niên dễ tăng nguy cơ sa sút trí tuệ, thậm chí bệnh Alzheimer. Tăng huyết áp liên quan đến quá trình thoái hóa thần kinh hoặc gây teo não. Ngược lại ở nhóm tuổi rất già, huyết áp thấp dường như lại báo trước khả năng bị sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer.
Béo phì ở tuổi trung niên có liên quan đến tăng nguy cơ mắc sa sút trí tuệ khi về già.
Tìm hiểu thêm: Sai lầm khi chữa tai biến mạch máu não
>>>>>Xem thêm: Đau thần kinh tọa điều trị như thế nào, cần lưu ý gì?
Bệnh đái tháo đường cũng là nguyên nhân gây tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.
Bệnh tim mạch, tăng mỡ máu thường phối hợp với tăng nguy cơ sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer.
Bệnh mạch máu não: Nhồi máu não đa ổ, đột quỵ là những yếu tố nguy cơ chính gây sa sút trí tuệ sau đột quỵ.
Uống rượu: Uống rượu quá mức có thể gây sa sút trí tuệ do rượu và làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ do mạch máu.
Khi có những triệu chứng cảnh báo bệnh sa sút trí tuệ, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt, tránh để lâu bệnh tiến triển nghiêm trọng gây mất trí nhớ. Hiện tại chưa có các thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh sa sút trí tuệ, chỉ có thể điều trị triệu chứng, làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.