Triệu chứng cảnh báo cơ thể không tiêu hóa thịt

Có nhiều triệu chứng cảnh báo cơ thể không tiêu hóa thịt mà bạn cần biết. để chủ động lựa chọn thực phẩm cung cấp đạm khác thay thế.

Bạn đang đọc: Triệu chứng cảnh báo cơ thể không tiêu hóa thịt

Buồn nôn, táo bón, cơ thể có mùi hay thậm chí cả quầng thâm dưới mắt… đều là các triệu chứng cảnh báo cơ thể không tiêu hóa thịt. Khi có các dấu hiệu này, bạn cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín thăm khám, tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời:

1. Triệu chứng cảnh báo cơ thể không tiêu hóa thịt

1.1 Táo bón

Thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn hay thịt cừu… chứa nhiều chất béo và sắt, cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Và nếu không tiêu hóa hết, chúng có thể gây khó tiêu vào ngày hôm sau. Lời khuyên dành cho bạn là chỉ nên ăn 100 – 200g thịt đỏ khoảng 2 lần/tuần với nhiều loại rau xanh hoặc ngũ cốc.

 

Triệu chứng cảnh báo cơ thể không tiêu hóa thịt

Táo bón cảnh báo cơ thể không tiêu hóa được thịt

1.2 Thường xuyên thấy đói

Cơ thể đã hấp thụ quá nhiều chất đạm cũng có thể gây tình trạng thường xuyên thấy đói. Khi bạn không có đủ carbs, lượng đường giảm đi, cơ thể không sản sinh đủ hormone serotonin giúp điều chỉnh tâm trạng, khiến bạn thấy đói. Thử cắt giảm thịt trong vài ngày, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn.

1.3 Triệu chứng cảnh báo cơ thể không tiêu hóa thịt: Buồn nôn

Đây là một trong những triệu chứng phổ biến khi cơ thể phản ứng với một số vi khuẩn trong thịt. Điều này đặc biệt thường xảy ra ở phụ nữ mang thai. Nó cũng là đơn giản là do cơ thể đã quá tải, không thể hấp thụ thêm thịt.

1.4 Triệu chứng cảnh báo cơ thể không tiêu hóa thịt: Quầng thâm dưới mắt

Nếu bạn đột nhiên thấy chúng xuất hiện rất nhiều sau khi ăn thịt, đó là dấu hiệu cơ thể không tiêu hóa thịt đúng cách.

Thông thường, quầng thâm dưới mắt là do thiếu ngủ, mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu quầng thâm dưới mắt sau khi ăn thịt, đó là dấu hiệu cơ thể không tiêu hóa thịt đúng cách. Khi đó, thành ruột bị tổn thương, các chất độc có thể ngấm vào máu. Cơ thể cố gắng tạo ra kháng thể để loại bỏ các chất lạ nên chúng tạo ra quầng thâm dưới mắt.

1.5 Huyết áp cao

Thịt khi được chế biến và nấu chín có hàm lượng natri cao vì chúng được ướp, bảo quản bằng muối. Ngoài ra, hàm lượng chất béo bão hòa cao trong thịt đỏ có thể làm tăng huyết áp và dẫn đến bệnh tim mạch.

Hàm lượng chất béo bão hòa cao trong thịt đỏ có thể làm tăng huyết áp và dẫn đến bệnh tim mạch.

1.6 Cơ thể có mùi hôi

Khi thịt không được tiêu hóa hết, mùi hôi bay ra khỏi hệ thống tiêu hóa, xâm nhập vào da và hơi thở. Bạn có thể dùng thử các loại enzyme tiêu hóa để thịt không thích tụ trong ruột, ngăn ngừa mùi hôi khó chịu.

1.7 Triệu chứng cảnh báo cơ thể không tiêu hóa thịt: Đầy hơi, chướng bụng

Các protein trong thịt, đặc biệt là thịt đỏ, làm cơ thể khó phá vỡ, dẫn đến đầy hơi. Chúng cũng chứa nhiều chất béo khiến dạ dày trống rỗng, chướng lên hoặc khó chịu.

Tìm hiểu thêm: Phân biệt hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng

Triệu chứng cảnh báo cơ thể không tiêu hóa thịt

Có nhiều triệu chứng sau khi ăn mà bạn cần lưu ý để biết cơ thể có tiêu hóa được hay không

2. Cần làm gì khi có các triệu chứng cảnh báo cơ thể không tiêu hóa thịt

Một số loại thực phẩm khác có thể sử dụng để thay thế thịt và đạm thực vật mà bạn có thể bổ sung hàng ngày nếu như cơ thể không thể tiêu hóa được thịt:

2.1 Đậu phụ (Tofu)

Đậu phụ có thể sử dụng để thịt lợn và các loại thịt khác. Đậu phụ được làm từ đậu nành đông lại ép thành khối với hàm lượng đạm khá cao. Trong đậu cũng không chứa cholesterol và ít chất béo bão hòa. Đậu phụ dễ dàng phối hợp vào nhiều công thức nấu ăn mà không làm thay đổi mùi vị của các nguyên liệu khác.

2.2 Tương nén (Tempeh)

Khi có các triệu chứng cảnh báo cơ thể không tiêu hóa thịt, bạn có thể ăn tương nén để bổ sung đạm. Tương nén được làm từ đậu nành lên men, nhiều đạm hơn đậu phụ. Tương ứng mỗi 80 gram tương nén có chứa hơn 16 gram chất đạm. Tương nén có thể thay thế thịt rất tốt. Bạn nên ướp tương nén trước khi nấu để tăng hương vị và áp chảo cho bên ngoài giòn.

2.3 Mì căn (Seitan)

Mì căn là một thực phẩm thay thế thịt tốt. Mỗi 45 gram mì căn có chứa khoảng 8 gram protein. Mì căn được làm từ gluten lúa mì, bởi vậy nên không phù hợp với những người không dung nạp với gluten.

2.4 Các loại đậu

Đậu là thực phẩm lý tưởng có thể thay thế thịt có sự kết hợp giữa chất đạm và chất xơ. Một chén đậu lăng (khoảng 200 gram) chứa gần 18 gram đạm và 15.6 gram chất xơ. Bạn có thể dùng các loại đậu để thay thế các loại thịt, đáp ứng đến một nửa nhu cầu đạm và xơ cho cơ thể mỗi ngày.

Triệu chứng cảnh báo cơ thể không tiêu hóa thịt

>>>>>Xem thêm: Hỏi đáp và tiêu chảy do kháng sinh

Các loại đậu cung cấp lượng đạm cho cơ thể

2.5 Đạm thực vật có kết cấu

Đạm thực vật có kết cấu hay đạm thực vật thô được làm bằng bột đậu nành đã loại bỏ chất béo. Trong 50 gram loại đam này có khoảng 17.5 gram chất đạm. Sử dụng đạm thực vật có kết cấu để tạo hình thái cho các món ăn. Đạm thực vật thường được dùng tạo hình giống như các sản phẩm từ thịt như gà chiên cốm.

2.6 Đậu gà

Đậu gà (chickpeas) còn được gọi là đậu garbanzo là loại thực phẩm giàu đạm và chất xơ. Đậu gà có thể sử dụng để làm món chả đậu gà nướng. Trong khoảng 100 gram đậu gà cung cấp hơn 7 gram protein và 6 gram chất xơ, ít chất béo, không cholesterol, nhiều vitamin và khoáng chất.

2.7 Quả mít

Trong quả mít có đầy đủ vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất xơ. Thêm vào đó, với mỗi 150 gram có chứa đến 2.6 gram, nó có nhiều protein hơn hầu hết các loại trái cây khác. Sử dụng mít để thay thế cho các loại thịt vụn thường được sử dụng trong các công thức nấu ăn. Tuy vậy, lượng đạm trong mít chắc chắn vẫn ít hơn thịt. Mít được dùng nhiều để tạo hình thái và hương vị món ăn.  Vì vậy, lợi ích của nó là góp phần xây dựng hình thái của món ăn và hương vị hơn là dinh dưỡng.

Trên đây là các triệu chứng cảnh báo cơ thể không tiêu hóa thịt mà bạn cần biết. Để đăng ký khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 92 để được tư vấn và đặt lịch. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *