Triệu chứng đau dạ dày rất đa dạng, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Để hiểu rõ về các triệu chứng của căn bệnh này cũng như cách điều trị hiệu quả, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Triệu chứng đau dạ dày điển hình và cách chữa trị
1. Những triệu chứng đau dạ dày điển hình nhất
Đau dạ dày thường có những biểu hiện rõ rệt, sau đây là 5 triệu chứng điển hình mà bệnh nhân bị đau dạ dày gặp phải
1.1. Đau thượng vị – triệu chứng đau dạ dày phổ biến nhất
Người bị đau dạ dày chắc chắn bị đau thượng vị, đó là lý do tại sao nói đau thượng vị là triệu chứng phổ biến nhất ở người bệnh đau dạ dày. Người bệnh sẽ cảm thấy đau âm ỉ hoặc dữ dội tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Thời gian diễn ra cơn đau ở mỗi bệnh nhân cũng không giống nhau, có bệnh nhân đau thượng vị âm ỉ vài ngày đến hàng tuần, có bệnh nhân đau thượng vị chỉ trong thời gian ngắn. Cơn đau thường sẽ khởi phát khi người bệnh quá đói hoặc quá no, hay khi suy nghĩ căng thẳng, thay đổi thời tiết…
Đau thượng vị là một trong những triệu chứng đau dạ dày phổ biến nhất
1.2. Đau dạ dày gây ra triệu chứng đầy hơi, ăn không tiêu
Đau dạ dày sẽ khiến người bệnh có triệu chứng đầy bụng, đầy hơi do chức năng dạ dày giảm, khả năng tiêu hóa thức ăn yếu đi khiến thức ăn bị giữ lâu hơn tại dạ dày sinh ra khí, dẫn đến đầy hơi, đầy bụng. Các triệu chứng này khiến người bệnh thường ợ hơi (để thoát khí), chán ăn do thức ăn không tiêu trong dạ dày.
1.3. Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng – triệu chứng đau dạ dày thường thấy
Đây là triệu chứng rất quan trọng để nhận biết bệnh đau dạ dày đã tiến triển nặng hơn. Các biểu hiện này gây ra sự khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do chức năng hoạt động của dạ dày bị rối loạn dẫn đến thức ăn khó tiêu hóa, ở lâu trong dạ dày bị lên men, sinh ra nhiều khí. Ngoài ra, người bệnh sẽ cảm thấy vị đắng hoặc chua trào ngược tận trên họng kèm theo cảm giác đau ở vùng ức mũi hoặc sau xương ức.
1.4. Người bệnh có triệu chứng nôn và buồn nôn
Đây là biểu hiện của các bệnh lý dạ dày như: viêm dạ dày cấp, viêm loét dạ dày hoặc thậm chí có thể là ung thư dạ dày. Khi người bệnh nôn nhiều, dịch acid tác động lên thực quản và hầu họng sẽ gây viêm loét niêm mạc ở các khu vực này. Bên cạnh đó, việc nôn nhiều khiến cho cơ thể lâm vào tình trạng mất nước và điện giải dẫn đến nguy hiểm…
1.5. Đau dạ dày dẫn đến chảy máu đường tiêu hóa
Chảy máu dạ dày là triệu chứng nặng của bệnh đau dạ dày. Khi người bệnh bị chảy máu dạ dày mức độ nhẹ sẽ có các triệu chứng như đi ngoài phân đen, khi chảy máu dạ dày mức độ nặng người bệnh sẽ nôn ra máu, đi ngoài ra máu… Kèm theo đó là tình trạng mệt mỏi, choáng váng, tụt huyết áp do mất máu…
Ngoài ra, đau dạ dày cũng khiến người bệnh bị giảm cân, thiếu máu, da xanh xao, khó tập trung, giảm năng suất học tập và làm việc.
2. Nguyên nhân gây đau dạ dày
2.1. Đau dạ dày do nhiễm vi sinh vật
Có nhiều loại vi khuẩn, nấm gây hại cho dạ dày, dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày gây đau. Trong đó, phổ biến nhất là vi khuẩn HP với tên đầy đủ là Helicobacter pylori. Có đến 70% người Việt tồn tại vi khuẩn HP trong dạ dày, nhưng không phải ai cũng bị đau dạ dày. Ở những bệnh nhân sức đề kháng kém, uống nhiều rượu bia, sinh hoạt không điều độ tạo điều kiện cho vi khuẩn HP phát triển gây hại dạ dày.
Ngoài ra, còn một số loại vi khuẩn khác như E. coli, thương hàn…, một số loại nấm cũng gây hại dạ dày.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân nào gây ra tình trạng ợ nóng ở cổ?
Nhiễm vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý về dạ dày gây đau
2.2. Thói quen ăn uống sai gây đau dạ dày
Thói quen ăn uống thiếu khoa học như ăn uống không đúng giờ, ăn quá khuya, ăn nhiều đồ cay chua nóng, sử dụng các đồ uống có cồn… là nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng viêm loét dạ dày.
2.3. Lạm dụng thuốc tây dẫn đến đau dạ dày
Hầu hết các loại thuốc đều có tác dụng phụ lên gan và dạ dày. Đặc biệt sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, các loại thuốc điều trị bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch… rất dễ khiến dạ dày bị ảnh hưởng dẫn đến viêm loét.
2.4. Đau dạ dày do yếu tố tâm lý
Những người thường xuyên bị căng thẳng có nguy cơ đau dạ dày cao hơn, nguyên nhân là do khi cơ thể ở trạng thái căng thẳng, áp lực khiến dạ dày tăng co bóp và tiết dịch acid hơn dẫn đến niêm mạc tế bào dạ dày bị bào mòn, viêm loét.
3. Điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả như thế nào?
Bệnh đau dạ dày muốn điều trị hiệu quả và dứt điểm cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Khi được kê đơn thuốc trị đau dạ dày, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn điều trị bởi bác sĩ, không được tự ý thay đổi thuốc, giảm liều lượng hay giảm thời gian uống.
>>>>>Xem thêm: Chữa bệnh dạ dày ở đâu tốt?
Tập luyện thể dục thể thao và giữ tinh thần vui vẻ giúp bạn phòng ngừa và điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả
– Bệnh đau dạ dày có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống sai cách. Do đó, để điều trị bệnh dứt điểm, ngăn ngừa tái phát người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học, với các gợi ý cụ thể sau:
Ăn nhiều rau xanh tươi, trái cây tươi và các thức ăn chế biến mềm, lỏng tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa.
Bổ sung các sản phẩm có lợi cho dạ dày như mật ong, nghệ…
Vận động cơ thể mỗi ngày, tăng cường tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng.
Không nên tiếp tục ăn các thực phẩm không tốt cho dạ dày như đồ cay nóng, chua đắng…
Bệnh đau dạ dày rất phổ biến và dễ gây nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa thông thường. Tuy nhiên, bệnh diễn tiến nặng theo thời gian nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, khi thấy bất cứ một trong các triệu chứng đau dạ dày kể trên, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.