Đau đại tràng là bệnh lý rất phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Bệnh lý này có thể là vấn đề không quá lo ngại nhưng đôi khi nó lại tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm đe dọa sức khỏe bạn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những triệu chứng đau đại tràng. Đồng thời tìm hiểu một số lời khuyên về cách để có một đại tràng khỏe mạnh hơn.
Bạn đang đọc: Triệu chứng đau đại tràng bạn không nên bỏ qua
1. Đau đại tràng
– Đau đại tràng có thể đau cả bên trái và bên phải, hoặc vùng bụng trên. Đau thường âm ỉ, có tính chất mạn tính.
– Nếu bạn đau bụng dưới phía bên phải, bạn cần đi khám để loại trừ bệnh viêm ruột thừa. Đó là bệnh lý cấp cứu và thường cần phẫu thuật can thiệp.
– Nếu là nữ, bạn cũng cần chú ý dấu hiệu đau bụng có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn hay không. Nếu đau bụng kèm với dấu hiệu chậm kinh, bạn cần đi khám loại trừ bệnh lý về sản – phụ khoa.
2. Các triệu chứng liên quan đến đại tràng
2.1 Táo bón riêng lẻ hoặc kèm dấu hiệu đau đại tràng
Nếu bạn bị táo bón thường xuyên và cảm thấy đau khi đi đại tiện có thể là dấu hiệu của viêm túi thừa đại tràng hoặc hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên đó cũng có thể là một căn bệnh phức tạp khác nếu đi kèm với các triệu chứng khác như: tiêu chảy (lúc táo bón, lúc tiêu chảy), chướng bụng, đau đại tràng, và không đánh hơi được (bí trung tiện).
Đôi khi, chỉ cần một chế độ ăn uống thích hợp có thể chữa khỏi táo bón. Nhưng nếu bạn bỏ qua nó trong thời gian dài, tình trạng của bạn sẽ tiến triển. Điều đó có thể cần phải phẫu thuật để chữa trị đúng cách.
2.2 Tiêu chảy
Bạn thường xuyên đi ngoài phân quá mềm hoặc lỏng chứng tỏ đại tràng của bạn không hoạt động bình thường. Lúc này đại tràng không hấp thụ được nước và các chất khác. Nhiều bệnh đại tràng có liên quan đến tiêu chảy như: hội chứng ruột kích thích, viêm túi thừa, bệnh Crohn.
Nếu tiêu chảy kéo dài hơn 24 giờ, hãy đi khám bác sĩ. Bác sĩ có thể chỉ định nội soi để loại trừ các bệnh nghiêm trọng hơn như ung thư.
2.3 Rối loạn tính chất phân cũng là triệu chứng của đau đại tràng
Phân lẫn máu
Bạn đi ngoài ra phân lẫn máu, hoặc thấy máu dính trên giấy vệ sinh. Nếu bạn thấy có máu sẫm, gần như màu đen trong phân, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt. Đó có thể là bệnh Crohn, viêm loét đại tràng hoặc trong trường hợp xấu nhất có thể là ung thư.
Tìm hiểu thêm: Đau thượng vị vào buổi sáng
Khi tình trạng này kéo dài, bạn có thể thấy thường xuyên chóng mặt, đau đầu. Đó là một dấu hiệu của sự thiếu máu trong cơ thể. Bạn cần lập tức đi khám để điều trị kịp thời, tránh các biến chứng khác.
Đau đại tràng có thể kèm theo sự thay đổi màu sắc phân
Hình dạng, độ lỏng và màu sắc của phân cho biết chúng ta có khỏe mạnh hay không. Hình dạng phân bất thường như phân nhỏ như bút chì có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư. Phân màu nâu sẫm có thể cho thấy có máu bên trong đường tiêu hóa của bạn. Đặc biệt nếu phân gần như có màu đen, gần như có thể chẩn đoán bạn bị xuất huyết tiêu hóa.
Nếu phân nhợt nhạt và có váng mỡ, có thể là do tuyến tụy hoặc đại tràng không thể hấp thụ chất béo. Do đó, lipid (mỡ) bị thải ra khỏi đường tiêu hóa.
Sự xuất hiện của nhiều chất nhầy trong phân có thể cho thấy tình trạng viêm nhiễm tại đường ruột. Ví dụ như bệnh Crohn.
Nhận biết được sự bất thường của phân là điều vô cùng quan trọng. Nó giúp bạn kịp thời đi khám bác sĩ và nhận được điều trị phù hợp.
Đánh hơi thối, phân mùi thối khoẳm
Điều này có nghĩa là có thứ gì đó chưa được đại tràng tiêu hóa hoặc hấp thụ. Có thể có nhiều nguyên nhân:
– Do thiếu vi khuẩn tốt (lợi khuẩn).
– Do tình trạng viêm.
– Hoặc do có sự chuyển động bất thường của ruột.
Dấu hiệu này thường gặp trong bệnh hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng mạn tính). Ngoài ra, nó cũng gặp trong trường hợp bạn ăn một số thực phẩm đặc biệt. Ví dụ: đậu, bắp cải, ngũ cốc nguyên hạt, pho mát, mận khô, lê, … Tuy nhiên điều quan trọng là bạn phải phân biệt liệu đó có phải thật sự là triệu chứng của bệnh đại tràng hay không.
2.4 Thiếu năng lượng (suy dinh dưỡng)
Đại tràng không hoạt động bình thường. Do đó, cơ thể chúng ta sẽ bị thiếu các chất dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin cần thiết. Hậu quả của tình trạng này có thể khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi và gây khó ngủ. Thậm chí suy kiệt nếu kéo dài tình trạng suy dinh dưỡng.
Nếu bạn đột ngột cảm thấy kiệt sức sau các hoạt động hàng ngày ở nhà hoặc tại nơi làm việc, đó có thể là dấu hiện cảnh báo bạn mắc viêm đại tràng, bệnh Crohn, thậm chí là ung thư.
>>>>>Xem thêm: Bệnh co thắt tâm vị
4. Phòng ngừa bệnh đau đại tràng
Chúng ta phải bảo vệ đại tràng bằng cách ăn nhiều chất xơ. Chất xơ trong tự nhiên có nhiều từ rau, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc. Đồng thời, cũng cần giảm các loại thực phẩm không tốt cho đại tràng. Bao gồm: thịt đỏ, đồ chiên rán, đường, rượu, cà phê, các chất kích thích.
Bỏ thuốc lá và uống đủ nước mỗi ngày, tránh sự căng thẳng (stress) thường xuyên.
Nội soi đại tràng định kỳ là cách rất tốt để phát hiện các bệnh đại tràng và điều trị kịp thời.
Kết luận
Đau bụng hoặc cảm giác khó chịu ở vùng bụng – là điều mà tất cả chúng ta hay thường mắc phải. Thông thường, nguyên nhân làm bạn bị đau bụng là lành tính. Triệu chứng có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Nhưng đôi khi đau bụng dai dẳng cho thấy một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, thậm chí là một trường hợp khẩn cấp. Các bệnh lý của đại tràng thường gây ra tình trạng đau bụng mạn tính (đau đại tràng). Điều đó dễ làm cho bạn chủ quan về bệnh tật của mình, hậu quả là sự tiến triển nặng của bệnh. Do đó, bạn cần trang bị những kiến thức nhất định để chủ động phòng ngừa và điều trị kịp thời. Hãy chú ý đến bảy triệu chứng trên và đừng ngần ngại đi khám bác sĩ nếu cần thiết.