Triệu chứng đau tức bàng quang

Triệu chứng đau tức bàng quang có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, trong mọi độ tuổi và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Vậy dấu hiệu đau tức bàng quang cảnh báo bệnh gì?
Có nhiều bệnh lý từ thông thường cho tới nguy hiểm gây ra tình trạng đau tức bàng quang.
Viêm bàng quang
Viêm bàng quang là bệnh lý khá phổ biến thường gặp ở nữ giới. Do cấu tạo đường tiết niệu và hệ tiết niệu – sinh dục của nữ có cấu tạo phức tạp hơn nam giới, niệu đạo ngắn nên dễ bị vi khuẩn ở vùng hậu môn tấn công và gây viêm nhiễm.

Bạn đang đọc: Triệu chứng đau tức bàng quang

Ngoài ra, chị em dễ bị viêm bàng quang còn do sử dụng thuốc tránh thai – những loại thuốc này có thể cản trở sự bài tiết, thay đổi hệ vi khuẩn ở cơ quan sinh dục – tiết niệu; vệ sinh quá ít hoặc quá nhiều đặc biệt trong thời kỳ kinh nguyệt dẫn tới viêm nhiễm.

Triệu chứng đau tức bàng quang

Đau tức bàng quang có thể do mắc bệnh viêm bàng quang

Khi bị viêm bàng quang, bạn sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như khó tiểu, đau tức ở bàng quang, đau bụng dưới, tiểu ra máu, nước tiểu có mùi hôi khó chịu, nước tiểu đục…Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe vì thế bạn cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi có sự xuất hiện của vi khuẩn ở bất kỳ cơ quan nào thuộc đường tiết niệu như thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo. Nhiễm trùng ở bàng quang gây đau đớn và khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe

Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, lứa tuổi nhưng nữ giới có khả năng mắc bệnh cao hơn cả. Lý do là bởi niệu đạo ngắn, dễ bị nhiễm trùng.

Khi bị viêm đường tiết niệu bạn có thể thấy xuất hiện tình trạng đau tức ở bàng quang, buồn tiểu thường xuyên, tiểu buốt, tiểu rắt, đi tiểu nhiều lần, đau bụng dưới, nước tiểu có mùi, có mủ. Nữ giới khi bị viêm đường tiết niệu có thể bị đau vùng xương mu.

Tìm hiểu thêm: 3 bệnh ung thư chỉ nam giới mới mắc

Triệu chứng đau tức bàng quang

Nữ giới bị nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có triệu chứng đau tức bàng quang

Ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang là bệnh lý nguy hiểm và thường gặp trong các bệnh ung thư đường tiết niệu. Bệnh thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ, độ tuổi mắc bệnh trên 50 tuổi.

Ung thư bàng quang có thể do nhiều yếu tố khác nhau gây ra thuốc lá, tuổi tác, làm việc trong môi trường độc hại, tài xế lái xe, nhiễm ký sinh trùng…

Thông thường khi mắc ung thư bàng quang người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như tiểu ra máu, rối loạn tiểu tiện, đau tức bàng quang, đau vùng tiểu khung, đau thắt lưng khi đi tiểu… Ung thư bàng quang là bệnh nặng và rất nguy hiểm nhưng không phải ai cũng biết cách phát hiện sớm bệnh.

Theo các chuyên gia y tế, triệu chứng đau tức bàng quang có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do mắc bệnh lành tính nhưng có thể là ác tính. Chính vì thế, khi thấy xuất hiện triệu chứng này, bạn cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.

Triệu chứng đau tức bàng quang

>>>>>Xem thêm: Phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục không thể chữa khỏi

Ung thư bàng quang rất nguy hiểm nên bạn cần đi khám và làm xét nghiệm kiểm tra

Ung thư bàng quang có thể được phát hiện sớm nhờ thăm khám sức khỏe định kỳ.

  • Thăm khám lâm sàng: bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh lý bản thân và tiền sử bệnh gia đình, hỏi thăm về tình trạng sức khỏe và triệu chứng của bệnh.
  • Xét nghiệm nước tiểu nhằm tìm kiếm máu trong nước tiểu hoặc các dấu hiệu bị nhiễm trùng
  • Xét nghiệm máu để đánh giá các bệnh lý về máu, chức năng gan, thận
  • Chụp X-quang bàng quang và đường tiết niệu
  • Siêu âm hoặc chụp CT

Trường hợp nghi ngờ có tế bào ung thư trong cơ thể, bác sĩ sẽ chỉ định làm sinh thiết để đánh giá tính chất cụ thể của bệnh.

Các bệnh lý ở bàng quang rất hay gặp và nguy hiểm nhất là ung thư. Vì thế, chủ động thăm khám sức khỏe và đi khám ngay nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở đường tiết niệu để được chẩn đoán chính xác bệnh và có biện pháp xử trí phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *