Triệu chứng, điều trị khi bé bị viêm amidan

Viêm amidan là bệnh lý rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi bé bị viêm amidan sẽ có những triệu chứng như thế nào? Điều trị viêm amidan cho trẻ ra sao là vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm.

Bạn đang đọc: Triệu chứng, điều trị khi bé bị viêm amidan

1. Các triệu chứng cho thấy bé bị viêm amidan

Triệu chứng, điều trị khi bé bị viêm amidan

Trẻ bị viêm amidan thường sưng đỏ hai amidan

Amidan là một trong bốn tổ chức lympho vùng hầu họng. Nếu như với người lớn, amidan gần như không có nhiều tác dụng và bị teo giảm thì ở trẻ em, amidan có vai trò vô cùng quan trọng trong bảo vệ cơ thể trước sự tấn công, xâm nhập của các vi khuẩn, virus và các tác nhân có hại qua đường miệng họng. Chính bởi thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân có hại nên amidan rất dễ gặp phải tình trạng “quá tải” và bị viêm ngược trở lại gây nên tình trạng viêm amidan. Khi bé bị viêm amidan thường có những triệu chứng đặc trưng sau đây:

– Amidan bị sưng tấy đỏ. Cha mẹ có thể kiểm tra dễ dàng bằng một chiếc đèn nhỏ và một dụng cụ ấn lưỡi. Quan sát trên bề mặt amidan có thể thấy rõ những đốm trắng nhỏ trên bề mặt

– Hơi thở của trẻ có mùi hôi rõ rệt. Đây là hậu quả của việc vi khuẩn tích tụ và hoạt động trong amidan, chất thải của chúng gây mùi và gây độc cho amidan.

– Niêm mạc họng hơi đỏ, có thể nổi những cục nhỏ trên bề mặt.

– Trẻ thường ho nhiều dẫn đến khàn giọng, có thể có đờm.

– Nuốt nước bọt thường cảm thấy đau và vướng. Tình trạng này tương tự như khi trẻ nuốt thức ăn. Cảm giác đau rát thường khiến trẻ bỏ bữa.

– Trẻ có thể bị ù tai và đau nhức, chảy nước mũi do tai, mũi và họng là ba cơ quan thông nhau nên khi viêm amidan, tình trạng này có thể tác động lên tai và mũi.

– Trẻ có thể bị sốt nhẹ đến sốt cao.

– Có thể bị nổi hạch vùng cổ hoặc dưới mang tai, hạch mềm, có thể di chuyển được.

– Một số trẻ bị ngủ ngáy do phải thở bằng miệng.

– Trẻ nhỏ thường quấy khóc, khó chịu.

Viêm amidan có hai dạng là viêm amidan cấp và amidan mạn tính. Phần lớn trẻ sẽ bị viêm amidan cấp. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ dẫn đến tình trạng viêm amidan mạn tính rất khó điều trị.

2. Các việc ba mẹ cần làm khi bé bị viêm amidan

Khi bé bị viêm amidan, việc đầu tiên cha mẹ nên đưa trẻ tới thăm khám tại các chuyên khoa nhi hoặc tai mũi họng thay vì tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ. Bởi khi tự ý kê đơn, mặc dù bệnh có thể khỏi nhưng liều lượng không chính xác có thể khiến bệnh không được điều trị khỏi hoặc là nguyên nhân gây ra tình trạng kháng thuốc sau này, gây nhờn thuốc và khó điều trị.

Tìm hiểu thêm: Cách chăm sóc khi trẻ bị cảm lạnh chuẩn khoa học?

Triệu chứng, điều trị khi bé bị viêm amidan

Khi bé bị viêm amidan, cha mẹ hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị

2.1. Trường hợp bé viêm amidan nhẹ

Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh và thể trạng của trẻ. Trường hợp viêm amidan nhẹ, bác sĩ có thể không cần kê đơn mà hướng dẫn mẹ một số biện pháp điều trị tại nhà, điển hình là sử dụng nước muối loãng để điều trị cho trẻ.

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, cha mẹ cần thực hiện một số giải pháp hỗ trợ trẻ điều trị như:

– Sử dụng nước muối sinh lý hoặc dùng muối tinh pha loãng để cho bé súc miệng hằng ngày. Việc súc miệng nước muối rất dễ thực hiện vì thành phần dễ kiếm, giá thành rẻ nhưng mang lại hiệu quả đáng kể trong điều trị các bệnh lý tai mũi họng.

– Cho trẻ ăn uống đủ chất, đặc biệt bổ sung vitamin C cho trẻ để tăng sức đề kháng. Không cho trẻ ăn uống đồ lạnh như kem, nước đá,… vì các đồ lạnh sẽ khiến tình trạng viêm amidan của bé trở nên trầm trọng hơn.

2.2. Trường hợp bé bị viêm amidan rất nặng

Trẻ bị viêm amidan mạn tính và tái phát nhiều lần chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng vẫn xảy ra. Trẻ viêm amidan cấp tính không được điều trị kịp thời và dứt điểm dẫn đến tái phát nhiều lần. Trong trường hợp amidan bị quá phát lớn, mất đi chức năng thì việc chỉ định cắt bỏ là cần thiết để ngăn chặn biến chứng có thể xảy ra.

Khi thực hiện cắt amidan cho bé, cha mẹ cần lựa chọn địa chỉ uy tín và chất lượng để đảm bảo các điều kiện phẫu thuật tốt nhất cho bé. Sau phẫu thuật, cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi cho bé để phục hồi tốt nhất:

– Không nói to, chạy nhảy mạnh trong vòng 24 giờ đầu sau phẫu thuật.

– Sau phẫu thuật có thể cho trẻ uống sữa lạnh. Những ngày sau cần cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm nguội.

– Theo dõi quá trình phục hồi, lành thương của hầu họng và cần tới ngay cơ sở y tế thực hiện phẫu thuật nếu bé có bất cứ dấu hiệu bất thường nào như: sốt cao, chảy máu, đau giữ đội vùng họng,…

3. Phòng ngừa viêm amidan cho trẻ

Triệu chứng, điều trị khi bé bị viêm amidan

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ bị viêm amidan có mủ

Giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh là điều cần thiết giúp trẻ phòng bệnh tai mũi họng mùa lạnh

Viêm amidan ở trẻ là bệnh lý dễ gặp và dễ tái phát, đặc biệt là vào thời điểm chuyển mùa và mùa lạnh. Chính vì thế việc phòng ngừa viêm amidan cho bé hết sức quan trọng để giúp bé hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh. Việc phòng bệnh cho trẻ cũng không quá phức tạp. Cha mẹ cần:

– Chế độ ăn uống hằng ngày của trẻ cần đảm bảo đầy đủ dưỡng chất.

– Chủ động cho trẻ bảo vệ tai mũi họng khi di chuyển trong khu vực có nhiều khói bụi cũng như các khí độc.

– Thực hiện vệ sinh răng miệng và tai mũi họng hằng ngày để hạn chế các vi khuẩn có sẵn trong khoang miệng phát triển. Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ đánh răng 2 lần mỗi ngày và thực hiện súc miệng bằng nước muối loãng trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.

– Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ vào các thời điểm giao mùa, đặc biệt là vào mùa đông lạnh.

– Hạn chế cho trẻ sử dụng đồ lạnh như uống nước lạnh, ăn kem,… nhất là vào các dịp hè bởi các đồ uống lạnh có thể khiến trẻ bỏng lạnh, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và xâm nhập.

– Điều trị triệt để khi trẻ không may mắc các bệnh lý về tai mũi họng. Nên đưa trẻ đến thăm khám và điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ thay vì tự ý mua thuốc chữa bệnh cho trẻ.

– Đưa trẻ thăm khám sức khỏe định kỳ 4 – 6 tháng một lần.

Trên đây là một số thông tin về tình trạng viêm họng ở trẻ nhỏ. Hi vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về một bệnh lý rất phổ biến với trẻ em và có thể nhận biết sớm, xử trí và chăm sóc đúng khi trẻ không may gặp phải.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *