Hẹp môn vị là tình trạng lưu thông thức ăn và dịch dạ dày xuống tá tràng gặp khó khăn hoặc bị đình trệ một phần. Hậu quả dẫn tới dạ dày bị giãn to, dịch và thức ăn bị ứ đọng ở dạ dày. Thông qua những triệu chứng hẹp môn vị qua bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh phát hiện và điều trị sớm.
Bạn đang đọc: Triệu chứng hẹp môn vị
1. Triệu chứng hẹp môn vị
Hẹp môn vị là bệnh thường diễn biến mạn tính khiến người bệnh gầy sút, suy kiệt do bị rối loạn nước và điện giải, nhiễm kiềm chuyển hóa và thiếu dinh dưỡng trầm trọng.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh rất đa dạng, mức độ và tính chất các triệu chứng hẹp môn vị tùy thuộc vào giai đoạn cụ thể của bệnh.
– Giai đoạn đầu: Thường xuất hiện đau bụng. Các triệu chứng đau thường dữ dội sau bữa ăn, đau vùng trên rốn. Bệnh nhân còn có cảm giác đầy bụng, khó tiêu.
– Giai đoạn tiến triển: Ở giai đoạn này, người bệnh hẹp môn vị có triệu chứng đau nhiều hơn, đau sau ăn 2-3 giờ, các cơn đau liên tiếp kèm theo biểu hiện chướng bụng, nôn và buồn nôn…
– Giai đoạn cuối: Người bệnh sẽ có cảm giác đầy bụng, trướng bụng, ăn uống khó tiêu, đau liên tục, đau âm ỉ, nôn ra nhiều dịch ứ đọng, chất nôn có mùi thối…
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây ợ nóng xảy ra nhiều ở người thừa cân béo phì
Bệnh hẹp môn vị nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới rối loạn nước và điện giải, mất nhiều kali, natri và clo trong máu gây tăng dự trữ kiềm. Do đó, khi thấy những triệu chứng hẹp môn vị, người bệnh cần tìm đến các bệnh viện có chuyên khoa Tiêu hóa để làm các xét nghiệm cần thiết nhằm chẩn đoán và điều trị sớm bệnh.
2. Cách điều trị bệnh hẹp môn vị
Hiện nay, cách điều trị bệnh hẹp môn vị chủ yếu là bằng phẫu thuật. Trước khi mổ, bệnh nhân phải được bồi phụ nước và điện giải, nâng cao thể trạng bằng truyền huyết thanh ngọt, truyền đạm và máu nếu cần. Phẫu thuật nhằm giải quyết tình trạng hẹp môn vị đồng thời chữa tiệt căn các bệnh gây hẹp môn vị. Nếu là ung thư dạ dày có thể cắt toàn bộ dạ dày hoặc cắt bán phần dạ dày tùy theo vị trí kích thước giai đoạn khối u.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu: Nội soi đại tràng và quy trình thực hiện
Trường hợp bệnh nhân điều trị muộn hoặc tuổi cao, thể trạng quá yếu thì có thể nối vị tràng để lập lại lưu thông tiêu hóa. Đối với loét dạ dày tá tràng mạn tính thì cắt 2/3 dạ dày, cắt dây thần kinh X chọn lọc, đồng thời mở rộng môn vị hoặc cắt dây thần kinh số X kết hợp nối vị tràng. Bệnh nhân quá yếu, tuổi cao, đang bị các bệnh mạn tính như suy tim, lao, hen… thì nối vị tràng đơn thuần.
Bệnh hẹp môn vị gây tổn hại cho sức khỏe nên khi thấy những triệu chứng hẹp môn vị cần phải điều trị nhanh chóng, kịp thời.
Để tìm hiểu thêm thông tin về triệu chứng hẹp môn vị, mời độc giả liên hệ theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 558892 để được hỗ trợ tốt nhất.