Triệu chứng hội chứng ruột kích thích và phương pháp điều trị

Hội chứng ruột kích thích (rối loạn chức năng đại tràng, hội chứng đại tràng co thắt) là một rối loạn thường gặp tại đại tràng gây ra những cơn đau bụng, chuột rút, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón. Bệnh không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng. Nhận biết rõ triệu chứng hội chứng ruột kích thích sẽ giúp người bệnh có thể chủ động thăm khám và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Bạn đang đọc: Triệu chứng hội chứng ruột kích thích và phương pháp điều trị

1. Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là bệnh đường ruột phổ biến với tỷ lệ mắc từ 5-20% dân số. Hội chứng này tuy lành tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây tác động lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hội chứng ruột kích thích được đặc trưng với tình trạng đau bụng tái đi tái lại, thay đổi thói quen đi tiêu, cảm giác chướng và khó chịu ở bụng.

Dựa trên các triệu chứng của người bệnh hội chứng ruột kích thích được chia thành bốn loại như sau:

– Hội chứng ruột kích thích thể táo bón

– Hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy

– Hội chứng ruột kích thích thể hỗn hợp (cả tiêu chảy và táo bón)

– Hội chứng ruột kích thích không xác định.

Triệu chứng hội chứng ruột kích thích và phương pháp điều trị

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là bệnh đường ruột phổ biến với tỷ lệ mắc từ 5-20% dân số.

2. Triệu chứng hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích thường gây ra một số triệu chứng sau:

– Đau bụng: thường ở vùng hạ vị hoặc hố chậu trái, có trường hợp đau ở bên phải hoặc thượng vị hoặc chạy dọc theo khung đại tràng.

– Trướng bụng: cảm giác đầy bụng, nóng ở vùng thượng vị, ăn nhanh no, buồn nôn, cảm giác có vướng ở vùng họng.

– Thay đổi đại tiện: tiêu chảy hoặc táo bón hoặc tiêu chảy xen lẫn với từng đợt táo bón, có cảm giác chưa thoải mái hoặc chưa đi hết phân sau khi đại tiện.

– Triệu chứng toàn thân: mệt mỏi, lo lắng, mất ngủ, tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu đêm.

3. Nguyên nhân gây tình trạng hội chứng ruột kích thích

Hiện nay, nghiên cứu vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh phải kể đến như:

– Chế độ ăn uống: Cơ thể phản ứng với một số thực phẩm là một trong những nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích. Ví dụ như ăn đồ ăn đã bị ôi thiu, thức ăn để lâu ngày,…

– Những bất ổn về mặt tâm lý, đặc biệt là tình trạng căng thẳng, stress kéo dài cũng góp phần làm tăng nguy cơ gây ra những triệu chứng ruột kích thích.

– Nội tiết tố: Tình trạng thay đổi, rối loạn nội tiết tố cũng có thể gây ra rối loạn chức năng tiêu hóa, từ đó dẫn tới thay đổi nhu động ruột và làm tăng nguy cơ mắc hội chứng hội chứng ruột kích thích.

– Tiền sử gia đình có người thân đã bị bệnh.

Tìm hiểu thêm: Các triệu chứng viêm loét dạ dày cần biết 

Triệu chứng hội chứng ruột kích thích và phương pháp điều trị

Cơ thể phản ứng với một số thực phẩm là một trong những nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích.

4. Phương pháp chẩn đoán hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích được chẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng của từng trường hợp người bệnh. Trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh cung cấp thông tin, tình trạng sức khỏe của bản thân và gia đình. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ tiếp tục chỉ định các xét nghiệm phù hợp khác.

4.1. Nội soi tiêu hóa

Nội soi tiêu hóa là phương pháp tối ưu để chẩn đoán các bệnh lý ở đường tiêu hóa. Nội soi thực quản – dạ dày – đại tràng sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên triệu chứng hiện tại và tiền sử của người bệnh. Sinh thiết sẽ được thực hiện trong trường hợp bác sĩ thấy những tổn thương nghi ngờ/ xác định qua nội soi.

4.2. Xét nghiệm

Xét nghiệm là phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng để tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng ruột kích thích.
Có những loại xét nghiệm bao gồm:

– Xét nghiệm máu nhằm loại trừ những rối loạn do bệnh lý toàn thân khác

– Xét nghiệm phân nhằm mục đích kiểm tra trong phân có vi khuẩn hoặc ký sinh trùng hay không, xét nghiệm calprotectin phân nếu bình thường nghĩ tới hội chứng ruột kích thích

– Xét nghiệm tình trạng không dung nạp lactose

5. Điều trị hội chứng ruột kích thích

Để đẩy lùi hội chứng ruột kích thích, cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt kết hợp với dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, cụ thể như sau:

5.1. Chế độ ăn uống và sinh hoạt

– Tránh các thực phẩm làm cho bệnh nặng hơn như rượu, socola, đồ uống có ga,  caffein, kẹo cao su…

– Ăn uống đúng giờ, đúng bữa và đảm bảo vệ sinh

– Chống táo bón: bổ sung chất xơ, uống nhiều nước.

– Chống đầy bụng: tránh ăn các loại thức ăn gây tích tụ khí như đồ uống có ga, rau xà lách, bắp cải, súp lơ…

– Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe, giảm căng thẳng, trầm cảm

5.2. Điều trị bằng thuốc

– Dùng thuốc chống tiêu chảy, nhuận tràng, giảm co thắt ruột.

– Dùng thuốc chống trầm cảm nếu có hiện tượng trầm cảm để cải thiện tình trạng và giúp ức chế hoạt động của tế bào thần kinh điều khiển ruột.

– Thuốc kháng sinh: trong trường hợp có nhiều vi khuẩn phát triển trong ruột.

Triệu chứng hội chứng ruột kích thích và phương pháp điều trị

>>>>>Xem thêm: Ngộ độ thức ăn uống sữa được không

Hội chứng ruột kích thích được chẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng của từng trường hợp người bệnh.

6. Cách phòng ngừa hội chứng ruột kích thích

Cách phòng tránh hội chứng ruột kích thích hiệu quả nhất hiện nay là bảo vệ sức khỏe tiêu hóa và chủ động phòng tránh tất cả các bệnh liên quan đến tiêu hóa.

Điều quan trọng nhất trong việc chủ động phòng tránh hội chứng ruột kích thích là chế độ dinh dưỡng và thói quen sống. Những lưu ý sau mọi người cần biết để có thể phòng ngừa hiệu quả hội chứng ruột kích thích:

– Hạn chế tình trạng bỏ bữa, ăn uống đúng giờ

– Nên ăn chậm, nhai kỹ

– Hạn chế tối đa việc ăn các thực phẩm cay nóng nhiều, dầu mỡ và các thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn

– Hạn chế sử dụng rượu bia và đồ uống có gas

Trên đây là triệu chứng hội chứng ruột kích thích cũng như cách điều trị và phòng ngừa bệnh. Nếu bạn cũng đang gặp phải những biểu hiện bất thường và có nhu cầu thăm khám, quý khách hàng có thể liên hệ đến Chuyên khoa Tiêu hóa của Hệ thống y tế Thu Cúc để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *