Triệu chứng K gan và cách phòng tránh ung thư gan

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể và rất cần thiết cho sự sống, đóng một vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa. Ung thư gan hay K gan là bệnh lý ác tính, có tỷ lệ tử vong top đầu tại Việt Nam theo số liệu thống kê của Globocan 2020. Cùng tìm hiểu các yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư gan, triệu chứng K gan, và cách giúp bạn chủ động phòng tránh khỏi căn bệnh nguy hiểm này.  

Bạn đang đọc: Triệu chứng K gan và cách phòng tránh ung thư gan

1. Ung thư gan là gì và nguy cơ gây bệnh

Ung thư gan là một bệnh lý ác tính tại gan do có sự xuất hiện của các tế bào ác tính phát triển bất thường và hình thành nên khối u tại đây.

Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan được phân loại thành 2 dạng nguy cơ là không thay đổi được và thay đổi được. Những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được bao gồm tuổi tác, giới tính, chủng tộc, tiền sử gia đình của một người.

Những yếu tố nguy cơ có thể làm gia tăng tiến triển thành ung thư gan bao gồm:

– Viêm gan virus mạn tính – Nhiễm trùng mạn tính với HBV (virus viêm gan B) hoặc HCV (virus viêm gan C).

Triệu chứng K gan và cách phòng tránh ung thư gan

Viêm gan virus mạn tính là yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư gan. Nắm bắt được các yếu tố nguy cơ sẽ giúp bạn chủ động kiểm soát, và phòng tránh để tránh gặp căn bệnh nguy hiểm này.

– Xơ gan khiến mô sẹo hình thành trong gan và làm tăng nguy cơ phát triển ung thư gan.

– Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu: Sự tích tụ chất béo trong gan làm tăng nguy cơ mắc K gan.

– Bệnh tiểu đường: Những người mắc chứng rối loạn lượng đường trong máu này có nguy cơ mắc bệnh K gan cao hơn những người không mắc bệnh đái tháo đường.

– Tiêu thụ rượu quá mức khiến gan bị tổn thương không thể phục hồi.

– Tiếp xúc với aflatoxin – một loại chất độc do nấm mốc sinh ra.

– Sử dụng thuốc lá…

2. Tìm hiểu chi tiết các triệu chứng K gan

Các dấu hiệu và triệu chứng K gan thường không xuất hiện cho đến giai đoạn sau của bệnh, ở một số trường hợp các biểu hiện của bệnh có thể xuất hiện sớm hơn. Các triệu chứng cũng sẽ khác nhau ở mỗi người bệnh.

2.1 Triệu chứng điển hình của bệnh nhân mắc K gan

– Lòng trắng mắt của bạn chuyển sang màu vàng. Da của bạn chuyển sang màu vàng (ở người có màu da tối sẽ khó nhận thấy sự chuyển vàng trên da).

– Bạn cũng có thể bị ngứa da khi lượng bilirubin tiếp xúc với da quá mức.

– Nước tiểu sẫm màu hơn, phân nhạt màu hơn bình thường.

– Chán ăn, giảm cân mà không cần cố gắng, không rõ nguyên do.

– Cơ thể mệt mỏi, bạn sẽ cảm thấy không có năng lượng.

– Thường cảm thấy không khỏe hoặc sẽ có các triệu chứng như cúm.

– Cảm nhận thấy một khối u bên phải bụng của bạn.

– Bạn sẽ trở nên ốm yếu hơn nếu bạn bị viêm gan hoặc xơ gan

Tìm hiểu thêm: Đau mắt đỏ mấy ngày hết và cách nhanh khỏi cho mẹ bầu

Triệu chứng K gan và cách phòng tránh ung thư gan

Lòng trắng mắt của bạn chuyển sang màu vàng. Da của bạn chuyển sang màu vàng là các dấu hiệu của ung thư gan do nồng độ bilirubin trong máu tăng cao

2.2 Các triệu chứng khác của K gan ảnh hưởng đến tiêu hóa

– Bạn có thể cảm thấy đau ở phía trên bên phải của bụng hoặc ở vai bên phải.

– Bạn có thể gặp triệu chứng khó tiêu chẳng hạn như cảm thấy no nhanh sau khi ăn.

– Bụng của bạn sưng to, căng phồng lên không liên quan đến thời điểm bạn ăn.

– Nồng độ canxi trong máu cao có thể gây táo bón, buồn nôn hoặc lú lẫn.

– Lượng đường trong máu thấp có thể gây mệt mỏi hoặc cảm thấy ngất xỉu.

– Ngực to hoặc tinh hoàn co lại ở nam giới.

– Số lượng hồng cầu cao có thể gây đỏ mặt…

2.3 Lưu ý quan trọng khi gặp triệu chứng hoặc dấu hiệu của K gan

Nhiều triệu chứng trong số này rất phổ biến và có thể là do các tình trạng khác nhau gây ra. Gặp các triệu chứng kể trên không chắc chắn có nghĩa là bạn bị ung thư gan. Nhưng điều quan trọng là bạn phải đi thăm khám, kiểm tra sớm. Nếu do ung thư gan gây ra, việc phát hiện sớm có thể giúp quá trình điều trị dễ dàng hơn.

3. Phòng tránh ung thư gan bằng cách làm giảm các yếu tố nguy cơ

Nhận biết sớm các yếu tố nguy cơ và chủ động kiểm soát sẽ giúp ích cho bạn tránh mắc căn bệnh nguy hiểm này. Ngoài ra, bệnh ung thư gan cũng có thể được ngăn ngừa bằng cách giảm tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ đã biết đối với căn bệnh này.

– Nên tiêm phòng vắc xin viêm gan B: Bởi vì viêm gan B mạn tính có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan nên việc chủng ngừa  virus viêm gan B có thể bảo vệ mọi người khỏi bệnh ung thư gan do virus viêm gan B gây ra.

Triệu chứng K gan và cách phòng tránh ung thư gan

>>>>>Xem thêm: Cảnh báo tỷ lệ thai ngoài tử cung – Bạn không thể chủ quan!

Thu Cúc TCI là địa chỉ tiêm chủng được đông đảo người dân tin tưởng lựa chọn

– Virus viêm gan B và C có thể lây lan từ người này sang người khác qua việc dùng chung kim tiêm, quan hệ tình dục không an toàn, qua sinh con. Vì vậy có thể chủ động phòng tránh nhiễm virus này bằng cách không dùng chung kim tiêm, quan hệ tình dục an toàn, lựa chọn các đơn vị thẩm mỹ, làm đẹp uy tín khi thực hiện các hình thức xăm nghệ thuật, xăm môi, xăm lông mày…

– Sàng lọc và xét nghiệm nhiễm HBV, HCV mạn tính: CDC khuyến nghị tất cả mọi người từ 18 tuổi trở lên nên xét nghiệm HBV, HCV ít nhất một lần trong đời và một số nhóm người nên xét nghiệm ở độ tuổi trẻ hơn và/ hoặc thường xuyên hơn.

– Điều trị viêm gan siêu vi: Nếu một người được phát hiện bị nhiễm HBV hoặc HCV mãn tính, các biện pháp điều trị và phòng ngừa có thể giúp làm chậm tổn thương gan và giảm nguy cơ ung thư.

– Hạn chế sử dụng rượu tối đa và ngừng hút thuốc lá, cai thuốc lá vĩnh viễn.

– Duy trì cân nặng khỏe mạnh, tránh tình trạng thừa cân, béo phì.

– Hạn chế tiếp xúc với hóa chất tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư gan.

– Điều trị, kiểm soát triệt để các bệnh lý làm tăng nguy cơ ung thư gan theo hướng dẫn của bác sĩ, thực hiện tái khám định kỳ theo chỉ định.

– Thực hiện tầm soát ung thư gan tại các bệnh viện uy tín, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ, những dấu ấn ung thư sớm, giúp ích cho quá trình điều trị triệt căn hiệu quả.

Trên đây là các thông tin về triệu chứng K gan, yếu tố nguy cơ và cách phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này hiệu quả, hy vọng bạn đọc đã có thêm hiểu biết về bệnh ung thư gan.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *