Triệu chứng quai bị và cách phòng ngừa

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm, có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, trong đó thường gặp nhất là trẻ em từ 5 – 8 tuổi. Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh.

Bạn đang đọc: Triệu chứng quai bị và cách phòng ngừa

Triệu chứng quai bị và cách phòng ngừa

Một bên má (tuyến mang tai) bắt đầu sưng to dần là triệu chứng cơ bản của quai bị

Triệu chứng quai bị
Bệnh quai bị thường có những triệu chứng sau:
– Khi mới nhiễm virus quai bị, người bệnh có cảm giác khó chịu, sợ gió, nhức đầu, đau trước tai, khó nhai (xuất hiện khoảng một đến hai ngày).
– Sốt cao từ 39 đến 40 độ C trong 3 đến 4 ngày, chảy nước bọt.
– Một bên má (tuyến mang tai) bắt đầu sưng to dần, sau một hoặc vài ngày sẽ lan sang bên kia khiến đau khi nuốt nước bọt.
– Chỗ sưng đau nhưng không tấy đỏ, da bóng lên, ấn không lún, không hóa mủ, họng hơi đỏ, lỗ ống Stenon hơi tấy lên.
Điều trị và phòng ngừa bệnh quai bị

Tìm hiểu thêm: Thủ phạm đe doạ sức khoẻ dân văn phòng

Triệu chứng quai bị và cách phòng ngừa

Bệnh quai bị nếu không được thăm khám và điệu trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Triệu chứng của bệnh quai bị phản ánh mức độ bệnh khác nhau. Tuy vào mức độ bệnh mà bác sĩ có những chỉ định phù hợp. Để điều trị và phòng ngừa bệnh quai bị cần:
– Cần hạ sốt, hạ thân nhiệt cho người bệnh bằng khăn ấm.
– Người mắc bệnh nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác để tránh lây nhiễm. Chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Không tự ý sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi, đắp lên vùng bị sưng để tránh bị nhiễm độc.
– Cách ly người bệnh khoảng 2 tuần từ khi phát hiện bệnh.
– Kiêng nước lạnh, kiêng gió.
– Nghỉ ngơi, hạn chế vận động
– Đối với nam giới, khi phát hiện tinh hoàn có hiện tượng sưng đau cần đến ngay cơ sở chuyên khoa để thăm khám.
– Vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng chuyên dụng để giảm tình trạng khô miệng và tránh để vi khuẩn có môi trường thuận lợi phát triển.

Triệu chứng quai bị và cách phòng ngừa

>>>>>Xem thêm: “Mách mẹ” cách phòng tránh biến chứng bệnh cảm lạnh

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám khi mắc bệnh quai bị

– Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa nhưng vẫn phải bảo đảm đầy đủ chất dinh dưỡng. Không ăn đồ nếp, cá mè, cá chép.
– Ăn đa dạng các loại rau xanh và hoa quả tươi để bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tăng khả năng miễn dịch.
– Trong trường hợp sốt cao liên tục, không hạ sốt được hoặc thấy xuất hiện biến chứng cần sớm đưa đến bệnh viện.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp chẩn đoán và điều trị bệnh quai bị hiệu quả.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc còn có đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm, tiếp xúc với nhiều nền y tế hiện đại trên thế giới, luôn thăm khám – tư vấn điều trị nhiệt tình, giúp bạn san sẻ nỗi lo về sức khỏe. Xem thêm thông tin chi tiết về đội ngũ bác sĩ quốc tế tại đây. 
Nếu cần tư vấn về triệu chứng bệnh quai bị bạn có thể đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc hoặc liên hệ  theo số 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 để được tư vấn cụ thể.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *