Triệu chứng răng nhạy cảm, nguyên nhân và cách ngừa bệnh

Nếu cảm thấy ê buốt răng khi ăn một số thực phẩm chua, ngọt, nóng, lạnh… hay mỗi khi thời tiết thay đổi thì đó chính là triệu chứng răng nhạy cảm. Đây là một trong những bệnh về răng phổ biến. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh răng nhạy cảm qua bài viết sau nhé.

Bạn đang đọc: Triệu chứng răng nhạy cảm, nguyên nhân và cách ngừa bệnh

1. Tìm hiểu thế nào là răng nhạy cảm?

Răng nhạy cảm chính là răng ê buốt. Đây là cách gọi phổ biến của hiện tượng quá cảm ngà, hay còn gọi là triệu chứng ê buốt chân răng. Khi mắc bệnh này, răng của người bệnh sẽ trở nên nhạy cảm hơn khi bị nhiệt độ nóng lạnh của thực phẩm hoặc ngoại lực tác động. Bệnh xuất hiện nhiều nhất ở những người trẻ và độ tuổi trung niên.

Cấu tạo của răng gồm 3 phần là men răng, ngà răng và tủy răng. Thông thường, men răng chính là “tấm áo giáp” giúp bảo vệ ngà răng. Tuy nhiên, vì một vài lý do nào đó mà lớp men răng bị ảnh hưởng, bị bào mòn, làm suy giảm khả năng bảo vệ ngà răng. Khi đó, các ống thần kinh ở tủy răng phải chịu tác động trực tiếp từ nhiệt độ của thực phẩm, khiến dây thần kinh bị kích thích, gây ra những cơn ê buốt.

Triệu chứng răng nhạy cảm, nguyên nhân và cách ngừa bệnh

Răng nhạy cảm là cách gọi phổ biến của hiện tượng quá cảm ngà, hay còn gọi là triệu chứng ê buốt chân răng.

2. Triệu chứng răng nhạy cảm

2.1. Tìm hiểu chung về triệu chứng răng nhạy cảm

Răng nhạy cảm hay nhạy cảm ngà là một bệnh về răng phổ biến. Bệnh còn có thể tiến triển theo thời gian và là hậu quả của các vấn đề răng miệng thường gặp như tụt lợi, mòn men răng. Phần lớn, bệnh xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 20 – 50 tuổi.

Răng nhạy cảm bắt đầu xuất hiện khi lớp men răng bị mài mòn, khiến phần ngà răng nằm dưới men răng và nướu răng (lợi) trở nên mềm hơn. Lúc này, những cơn đau nhói, ê buốt sẽ xuất hiện do các dây thần kinh ở răng bị ảnh hưởng.

2.2. Những triệu chứng răng nhạy cảm thường gặp

– Cảm thấy ê buốt khi ăn đường hoặc những thực phẩm quá ngọt.

– Cảm thấy đau nhói khi ăn các loại thực phẩm dẻo như nho khô, trái cây sấy…

– Cảm thấy ê buốt khi ăn các loại trái cây quá chua như cam, chanh, bưởi…

– Cảm thấy ghê răng khi ăn các thực phẩm muối chua, thực phẩm lên men hoặc có nhiều giấm…

– Cảm giác ngại ngùng khi ăn các đồ cứng.

– Cảm giác e ngại khi ăn hoặc uống các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.

Triệu chứng răng nhạy cảm, nguyên nhân và cách ngừa bệnh

Triệu chứng răng nhạy cảm thường gặp là cảm thấy ê buốt khi ăn những món quá chua, quá ngọt, quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh…

3. Răng nhạy cảm do nguyên nhân nào gây ra

Tất cả những triệu chứng trên đều do các nguyên nhân phổ biến sau:

– Ăn quá nhiều thực phẩm giàu axit: Việc thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm chứ nhiều axit như cam, chanh, cóc, dưa chua… đều có thể khiến men răng có nguy cơ bị bào mòn. Do đó, để hạn chế nguy cơ răng nhạy cảm, bạn nên ăn ít các loại thực phẩm này hoặc ăn kèm phomai, sữa tươi… để làm giảm tác động của axit lên men răng.

– Sử dụng bàn chải đánh răng quá cứng: Việc đánh răng quá mạnh hoặc bàn chải đánh răng có lớp lông thô cứng cũng có thể gây tổn thương đến lớp men răng và nướu.

– Tụt lợi (nướu): Chúng ta đều biết, chân răng được bảo vệ bởi các mô nướu. Do đó, khi các mô nướu bị ảnh hưởng bởi bệnh nha chu, sẽ gây nên hiện tượng tụt nướu, làm lộ phần chân răng. Khi đó, những cơn ê buốt, đau nhức sẽ xuất hiện.

– Vỡ hoặc nứt răng: Nếu thường xuyên ăn các thực phẩm cứng như kẹo, đá viên hoặc tác động ngoại lực từ các tai nạn sẽ khiến răng bị vỡ hoặc nứt. Việc này cũng vô tình khiến các dây thần kinh bị ảnh hưởng, chịu tác động trực tiếp khi ăn, nhai mà không có lớp ngà răng bảo vệ. Từ đó, những cơn ê buốt xuất hiện là điều vô cùng dễ hiểu.

– Sâu răng: Giống như răng bị vỡ nứt, răng bị sâu đồng nghĩa trên bề mặt răng xuất hiện các lỗ thủng, làm lộ các dây thần kinh trong tủy răng. Khi các dây thần kinh này bị kích thích sẽ gây ra những cơn đau buốt không mong muốn. Cách tốt nhất là hãy giữ gìn vệ sinh răng miệng, ăn uống các thực phẩm có lợi cho răng và khám nha khoa định kỳ.

– Nghiến răng: Tuy men răng là bộ phận cứng nhất trong cơ thể nhưng theo thời gian, chịu tác động trực tiếp từ việc ăn nhai hoặc các thói quen không tốt mà men răng hoàn toàn có thể bị bào mòn. Một trong những thói quen đó chính là nghiến răng. Hạn chế nghiến răng để bảo vệ lớp men răng bạn nhé!

Tìm hiểu thêm: Răng cửa bị sâu: “Khắc tinh” của nụ cười rạng rỡ

Triệu chứng răng nhạy cảm, nguyên nhân và cách ngừa bệnh

Việc thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm chứ nhiều axit như cam, chanh, cóc, dưa chua… đều có thể khiến men răng có nguy cơ bị bào mòn.

4. Ngừa bệnh răng nhạy cảm

Để ngăn ngừa bệnh về răng nhạy cảm, các bạn hãy làm theo một số gợi ý sau nhé:

– Chải răng ít nhất 2 lần/ ngày, sau khi thức dậy vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.

– Sử dụng kem đánh răng dành riêng cho những người có răng nhạy cảm và kem đánh răng có chứa flour giúp củng cố cấu trúc răng, ngăn ngừa răng tổn thương, nhạy cảm.

– Sử dụng chỉ nha khoa và súc miệng sau mỗi bữa ăn, hạn chế thức ăn thừa mắc lại trong những kẽ răng.

– Thay bàn chải thường xuyên để hạn chế lông bàn chải xơ cứng và vi khuẩn trú ngụ ở bàn chải.

– Ưu tiên bàn chải có lông mềm, chải răng nhẹ nhàng theo vòng tròn, hoặc chiều dọc, không chải răng theo chiều ngang.

– Tránh xa các loại thực phẩm có hại cho răng như: Đường, cam, chanh, trái cây sấy, thực phẩm cứng, đồ uống có gas…

– Dùng miếng bảo vệ răng ban đêm nếu có thói quen nghiến răng khi ngủ.

– Khám nha khoa định kỳ hoặc tới gặp nha sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường để có phương án xử lý kịp thời.

Triệu chứng răng nhạy cảm, nguyên nhân và cách ngừa bệnh

>>>>>Xem thêm: Trồng răng implant bao nhiêu tiền: Chi phí và điều cần biết

Khám nha khoa định kỳ hoặc tới gặp nha sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường để có phương án xử lý kịp thời là một trong những cách giúp ngăn ngừa bệnh về răng nhạy cảm.

Có thể nói, hiện tượng răng nhạy cảm không gây nguy hiểm nhưng gây cảm giác đau nhức, ê buốt khó chịu. Trên đây là toàn bộ những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng răng nhạy cảm cũng như các cách ngăn ngừa bệnh về răng nhạy cảm. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này và biết cách ngừa bệnh cũng như bảo vệ sức khỏe răng miệng!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *