Rối loạn giấc ngủ là bệnh lý khá phổ biến nhất là ở giới trẻ hiện nay. Vậy triệu chứng rối loạn giấc ngủ là gì và biện pháp nào cải thiện giấc ngủ?
Bạn đang đọc: Triệu chứng rối loạn giấc ngủ là gì? trị dứt điểm?
Triệu chứng rối loạn giấc ngủ là gì?
Mất ngủ: không có khả năng ngủ hoặc duy trì giấc ngủ. Mất ngủ cũng là được sử dụng để mô tả các tình trạng cảm thấy không hồi phục sức khỏe khi ngủ dậy. Các triệu chứng có thể là cấp tính (kéo dài một đến một vài đêm) hoặc mạn tính (trên 1 tháng).
Ngưng thở khi ngủ: đây là một rối loạn có khả năng đe dọa sinh mạng tiềm ẩn vì ngưng hô hấp trong một thời gian ngắn và lặp lại nhiều lần trong khi ngủ. Các triệu chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm ngáy to, ngưng thở, thở hổn hển khi ngủ và buồn ngủ ban ngày.
- Ngủ ngáy cũng có thể là dấu hiệu bạn bị rối loạn giấc ngủ
Ngáy: một tình trạng phổ biến ở tất cả các lứa tuổi và ở cả hai giới. Ngáy được gây ra bởi sự rung động mô khi đường thở bị tắc nghẽn một phần và có thể dẫn đến thở bất thường và gây gián đoạn giấc ngủ.
Rối loạn chuyển động chi có chu kỳ: một rối loạn ảnh hưởng đến các chi, do đó gây khó ngủ vào ban đêm, làm ảnh hưởng hoạt động bình thường trong ngày. Các chuyển động của rối loạn chuyển động chi có chu kỳ xảy ra thường xuyên. Nhất là khi bắt đầu buồn ngủ và tự phát, bạn không thể điều khiển được các chuyển động này.
Hội chứng chân không yên: một rối loạn chuyển động được đặc trưng bởi một cảm giác khó chịu và/ hoặc căng thẳng thần kinh ở chân và một sự thôi thúc đẩy phải di chuyển chân trong giấc ngủ. Các triệu chứng tạm thời giảm khi chuyển động hoặc có áp lực.
Làm thế nào để chữa trị rối loạn giấc ngủ?
Các phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ bao gồm thuốc ngủ và điều trị tâm lý, nhằm sửa đổi thói quen khó ngủ kéo dài. Điều trị cho rối loạn lo âu cũng có điều trị tâm lý, các kỹ thuật thư giãn và thuốc. Bác sĩ chuyên khoa của bạn có thể sử dụng một hoặc kết hợp cùng lúc nhiều phương pháp điều trị.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân của bệnh khó ngủ ở thanh niên, liệu bạn đã biết?
- Tập ngồi thiền để có giấc ngủ tốt hơn
Tập thiền định, tập trung vào hơi thở của bạn, thở vào và thở ra từ từ, sâu để thư giãn nghỉ ngơi tránh căng thẳng lo âu.
Tập thể dục thường xuyên rất tốt cho sức khỏe cả về thể chất và tinh thần của bạn. Tập thể dục giúp giải lo âu, thư giãn, giảm stress, giảm đi những nỗi thất vọng trong cuộc sống của bạn. Yoga đặc biệt hiệu quả trong việc giảm sự lo lắng và căng thẳng.
Chơi âm nhạc hoặc nghe nhạc êm dịu có thể làm giảm huyết áp, thư giãn tâm trí và cơ thể của bạn.
Hãy để bạn bè và gia đình biết những tâm sự, những than phiền của bạn là phương pháp tốt để giảm áp lực lên chính mình. Bạn nên chia sẻ những khó khăn của mình với một ai đó để có lời khuyên hoặc giúp đỡ.
Nên tập thói quen thư giãn trước khi đi ngủ. Đọc một cuốn sách, nghe nhạc nhẹ hoặc thiền định.
Tránh các chất kích thích như cà phê, sô cô la và nicotine trước khi đi ngủ.
Làm cho phòng ngủ của bạn được mát mẻ, tối và yên tĩnh. Giảm tối đa tiếng ồn, thay đổi nệm và gối của bạn cho thật êm ái, nên đi ngủ khi bạn đang mệt mỏi. Nếu bạn không đi vào giấc ngủ trong vòng 15 phút, hãy đi sang phòng khác và làm điều gì đó thư giãn.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết triệu chứng bệnh Alzheimer
- Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa khi bạn có vấn đề về giấc ngủ
Tránh nhìn vào đồng hồ khi thức giấc nửa đêm, điều này có thể làm cho bạn lo lắng, tiếng tích tắc của đồng hồ cũng có thể gây căng thẳng cho những người khó ngủ.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp chẩn đoán và điều trị rối loạn giấc ngủ hiệu quả.