Triệu chứng sỏi mật – cách nhận biết

Sỏi mật là sự kết tụ thành khối rắn chắc của các thành phần có trong dịch mật. Sỏi có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trong hệ thống dẫn mật như sỏi túi mật, sỏi ống mật chủ, đường dẫn mật trong gan… Sỏi mật có hai loại chính là sỏi cholesterol và sỏi sắc tố mật. Khi có các triệu chứng sỏi mật hoặc nghi ngờ mắc sỏi, bạn nên tới bệnh viện để được kiểm tra và tư vấn điều trị phù hợp.

Bạn đang đọc: Triệu chứng sỏi mật – cách nhận biết

1. Triệu chứng sỏi mật thường gặp bao gồm:

1.1 Đau bụng

Triệu chứng sỏi mật – cách nhận biết
Chỉ 10% bệnh nhân sỏi mật có triệu chứng, trong đó đau bụng là triệu chứng thường gặp nhất.

Chỉ 10% bệnh nhân sỏi mật có triệu chứng, trong đó đau bụng là triệu chứng thường gặp nhất. Cụ thể những người có sỏi mật sẽ cảm thấy đau ở hạ sườn phải, đau có thể lan ra bả vai hoặc lưng. Đau bụng do sỏi mật biểu hiện rõ ràng nhất  vào ban đêm hoặc sau khi ăn nhiều chất béo. Cơn đau bụng có thể kéo dài 30 phút đến vài giờ, tái xuất hiện vài lần một tuần. Sử dụng thuốc giảm đau hoặc thay đổi vị trí cơ thể thường không cải thiện tình trạng đau bụng do sỏi mật.
Rối loạn tiêu hóa
Người bệnh sỏi mật có thể cảm thấy buồn nôn do tình trạng viêm gây ra bởi sỏi mật trong túi mật. Đầy hơi hoặc khó chịu ở bụng cũng có thể phát sinh do sỏi mật. Nhiều trường hợp lại trải qua tiêu chảy mạn tính. Những triệu chứng khó chịu ở bụng sẽ trở nên tồi tệ hơn sau khi ăn và có thể kéo dài đến vài tháng.

1.2 Vàng da

Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm kháng thể viêm gan b

Triệu chứng sỏi mật – cách nhận biết

>>>>>Xem thêm: Sỏi cholesterol túi mật được điều trị như thế nào?

Bilirubin – sắc tố màu vàng bị ứng đọng trong máu do không đào thải ra ngoài dịch mật có thể làm vàng da, niêm mạc mắt bị vàng.

Sỏi mật có thể ngăn chặn dòng chảy bình thường của dịch mật. Bilirubin – sắc tố màu vàng bị ứng đọng trong máu do không đào thải ra ngoài dịch mật có thể làm vàng da, niêm mạc mắt bị vàng.

1.3 Các triệu chứng giống cúm

Bệnh nhân sỏi mật có thể gặp phải các triệu chứng tương tự như khi bị cúm do viêm đường mật, túi mật. Các triệu chứng này bao gồm sốt, ớn lạnh, đau cơ và mệt mỏi quá mức.

2. Phát hiện, điều trị kịp thời tránh sỏi mật gây biến chứng

Bệnh sỏi mật không khó điều trị ở giai đoạn đầu, tuy nhiên nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, sỏi có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

– Khi tắc đường mật có thể dẫn đến tăng áp lực trong đường mật, gây tổn thương hệ thống đường mật hoặc dịch mật đã nhiễm trùng sẽ thấm vào ổ phức mạc khiến ổ bụng cũng bị nhiễm trùng.

– Viêm tụy cấp do có sỏi: Nếu gặp tình trạng viêm tủy cấp thể hoại tử do sỏi mật thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Bệnh nhân có thể bị sốc nhiễm trùng, thậm chí dẫn đến tử vong.

– Viêm mủ đường mật, áp xe gan mật: Người bệnh gặp biến chứng này sẽ bị đau nhiều ở vùng gan, nhiễm trùng nghiêm trọng kèm theo các biểu hiện như rét run, sốt cao…

– Xơ gan mật: Sỏi mật có thể dẫn đến ứ đọng những chất độc hại trong gan và có thể dẫn đến xơ gan, hình thành các mô sẹo tại gan, làm tăng nguy cơ mắc ung thư đường mật.

3. Phòng tránh, ngăn ngừa sỏi mật

Để phòng tránh sỏi mật và những biến chứng nguy hiểm gây ra bởi sỏi, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, duy trì cân nặng ở mức tiêu chuẩn, tránh xa các đồ ăn, thức uống chứa nhiều cholesterol, chất kích thích… Đặc biệt nên đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm để phát hiện sớm bệnh lý ngay cả khi chưa có triệu chứng hoặc các yếu tố nguy cơ gây bệnh để từ đó kiểm soát chúng triệt để.

Nếu gặp những triệu chứng nêu trên, nên tới bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Sỏi mật nếu không điều trị sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Sỏi có thể gây tắc đường mật dẫn tới viêm đường mật, túi mật. 90% bệnh nhân bị sỏi mật nhập viện là do viêm đường mật, túi mật. Các biến chứng nghiêm trọng hơn như sốc nhiễm trùng đường mật, hoại tử túi mật, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết, áp xe gan… nếu không xử lý ngay có thể gây đe dọa tính mạng người bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *