Triệu chứng suy tim trái và cách phòng ngừa

Suy tim trái là tình trạng phần bên trái của tim không thể hoạt động hiệu quả, làm gián đoạn quá trình bơm máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể. Bệnh kéo dài sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy gan, suy thận, rối loạn nhịp tim. Cùng đọc bài viết sau để nhận biết triệu chứng suy tim trái và cách điều trị bệnh.

Bạn đang đọc: Triệu chứng suy tim trái và cách phòng ngừa

1. Suy tim trái là gì và có mấy loại?

Suy tim trái xảy ra khi chức năng co bóp của tâm thất trái suy giảm. Tình trạng này kéo dài khiến tim bị suy yếu và không còn khả năng xử lý máu nhận từ phổi.

Suy tim bên trái có 2 dạng là suy tim tâm thu và suy tim tâm trương.

– Suy tim tâm thu (suy tim phân suất tống máu giảm): chức năng co bóp tống máu của tâm thất trái bị suy yếu, không thể bơm máu ra động mạch chủ để nuôi dưỡng các cơ quan trên cơ thể.

– Suy tim tâm trương(phân suất tống máu bảo tồn): là khi tâm thất trái bị cứng, giảm đàn hồi và không thể thư giãn thích hợp nên quá trình hút máu về tâm thất bị cản trở.

Các đối tượng có nguy cơ cao mắc căn bệnh này là:

– Nam giới có nguy cơ cao hơn, bệnh phổ biến ở độ tuổi từ 50-70 và đặc biệt những người từng bị nhồi máu cơ tim.

– Người bị hẹp động mạch chủ cũng dễ mắc bệnh. Do động mạch chủ bị hẹp nên khi máu di chuyển qua chậm hơn, làm tim bị suy yếu đi.

– Người mắc bệnh cơ tim, người có khuyết tật bẩm sinh hoặc người mắc bệnh van tim cũng thuộc nhóm nguy cơ.

– Người bị thiếu máu, người đang dùng các thuốc hóa trị, thuốc trị tiểu đường, thuốc giảm đau chống viêm non steroid,…

– Người bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus: do một số loại vi khuẩn, virus có khả năng làm tổn thương cơ tim.

Triệu chứng suy tim trái và cách phòng ngừa

Suy tim trái là phần tim bên trái bị suy yếu, thường phổ biến hơn suy tim phải

2. Các triệu chứng suy tim trái

2.1. Khó thở là triệu chứng suy tim trái điển hình

– Khó thở khi gắng sức: khi khỏe mạnh con người cũng có thể khó thở khi gắng sức và sẽ bình thường trở lại khi nghỉ ngơi. Nhưng ở bệnh nhân suy tim sẽ thấy khó thở ngay cả khi dùng ít sức và lâu hồi phục hơn.

– Khó thở khi nằm: khi nằm máu dồn về vùng ngực nhiều và làm tăng áp lực cho tim nên bệnh nhân sẽ thấy khó thở. Đây là triệu chứng sớm cảnh báo suy tim mà người bệnh nên lưu ý. Hiện tượng khó thở khi nằm xuất hiện vài phút sau khi bệnh nhân nằm hoặc sau khi ngồi dậy.

– Khó thở kịch phát về đêm: bệnh nhân đột ngột thức dậy sau khi ngủ với cảm giác bức bối, lo lắng kèm khó thở. Người bệnh phải ngồi dậy hoặc kê cao gối thì mới dễ thở hơn. Khó thở kịch phát phải cần một khoảng thời gian lâu hơn để cơ thể về trạng thái bình thường.

– Khó thở khi nghỉ ngơi: đây là dấu hiệu cảnh báo suy tim đã chuyển biến nặng. Sự suy giảm chức năng phổi gây ra tình trạng này.

– Cơn hen tim và phù phổi cấp: người bệnh khó thở dữ dội, vã mồ hôi, thở nhanh, co kéo cơ hô hấp, tiếng ran dâng lên từ hai đáy phổi kèm cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực. Đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh tình nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Tìm hiểu thêm: những kẻ thù của trái tim mà chúng ta cần nhận biết

Triệu chứng suy tim trái và cách phòng ngừa

Bệnh nhân suy tim trái thường cảm thấy khó thở ngay cả khi đang nghỉ ngơi

2.2. Nhóm các triệu chứng suy tim trái khác

– Ho: bệnh nhân ho nhiều vào ban đêm và khi gắng sức. Thường là ho khan nhưng cũng có khi là ho đờm có lẫn máu.

– Nhịp tim bị rối loạn, tim thường xuyên đập nhanh.

– Sức khỏe suy giảm: do không được cung cấp máu đầy đủ nên người bệnh có cảm giác người yếu, tay chân rã rời kèm biểu hiện chóng mặt, hoa mắt.

– Cảm giác đau tức ngực, ngực bị đè nặng hoặc đánh trống ngực.

– Hay đi tiểu đêm.

– Sưng ở bàn chân, mắt cá chân.

– Tăng cân không rõ nguyên nhân, cảm giác người bị phù, tích nước.

– Buồn nôn, nôn ói, đầy bụng và đau thượng vị.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh suy tim trái

3.1. Các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh

– Tăng huyết áp: huyết áp cao trong thời gian dài khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi nuôi cơ thể. Từ đó tim trở nên dày, cứng hơn. Tình trạng này ảnh hưởng đến khả năng thư giãn giữa các nhịp.

– Tăng huyết áp cũng là nguyên nhân phổ biến của suy tim tâm trương.

– Bệnh tiểu đường: lượng đường trong máu cao là nguyên nhân gây xơ cứng mạch máu. Khi đó tim phải làm việc nhiều hơn và làm cho cơ dày lên.

– Bệnh động mạch vành: tắc nghẽn mạch vành khiến máu đến nuôi cơ tim ít đi. Lưu lượng máu đến tim thấp khiến các tế bào cơ tim chết đi, khiến tim không thể thư giãn và nạp đủ máu như bình thường.

– Lối sống ít vận động: ít vận động tăng nguy cơ bị huyết áp cao, tiểu đường, bệnh mạch vành và béo phì. Đây đều là các yếu tố góp phần gây ra suy tim tâm trương.

– Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn: ngưng thở khi ngủ dẫn đến một loạt thay đổi: tăng huyết áp, giảm cung cấp oxy đến tim và tăng hoạt động của hệ thần kinh. Những biến đổi này gây ra sự mất cân bằng cung – cầu oxy, tăng nguy cơ bị suy tim trái cũng như bệnh tim mạch khác.

3.2. Biến chứng của suy tim trái người bệnh cần biết

Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp làm chậm sự tiến triển của suy tim trái, phòng ngừa biến chứng. Ngược lại nếu không được can thiệp sớm, suy tim trái có thể gây ra các biến chứng bao gồm:

– Rối loạn nhịp tim

– Hở van tim

– Suy gan, suy thận

– Đột tử hoặc thậm chí tử vong

– Cục máu đông trong tim có thể gây ra tai biến mạch máu não

– Thiếu máu

Triệu chứng suy tim trái và cách phòng ngừa

>>>>>Xem thêm: Các biến chứng của bệnh hẹp van 2 lá

Ít vận động, ngồi nhiều là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh trong đó có bệnh tim mạch

4. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh suy tim trái?

Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh nên thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bất thường về tim. Nếu cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường, nên tới các cơ sở y tế để thăm khám sớm.

– Xây dựng và theo đuổi chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế muối, đường và chất béo. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế mỡ, nội tạng động vật. Nếu đang bị tiểu đường, cần kiểm soát đường máu nghiêm túc để tránh biến chứng.

– Giảm cân, duy trì cân nặng ở mức BMI hợp lý. Béo phì là nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch nói chung.

– Tập luyện đều đặn, vận động thường xuyên. Lựa chọn các môn tập phù hợp với thể trạng cá nhân để không gây áp lực lên tim. Nên tham vấn ý kiến bác sĩ để có lộ trình tập thích hợp nhất.

– Cố gắng giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tích cực, hạn chế căng thẳng. Căng thẳng, lo âu làm nhịp tim đập nhanh hơn, không tốt cho sức khỏe trái tim.

– Kiểm soát các bệnh liên quan như tăng huyết áp, tiểu đường, hen xuyễn …

– Luôn tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Sử dụng thuốc sai cách cũng có thể khiến tim suy yếu.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho ban đọc triệu chứng suy tim trái cũng như cách phòng ngừa bệnh. Suy tim trái là bệnh nguy hiểm nên ngay khi có triệu chứng, bạn cần thăm khám chuyên khoa Tim mạch để có phác đồ điều trị hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *