Nhận biết các triệu chứng tai biến mạch máu não sẽ giúp người bệnh có thể ngăn chặn và điều trị bệnh kịp thời. Nếu nhận thấy dấu hiệu cảnh báo cơn tai biến, bệnh nhân cần được đưa ngay đến bệnh viện. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu của tình trạng này cũng như cách phòng ngừa bệnh qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Triệu chứng tai biến mạch máu não và cách phòng bệnh
1. Thế nào là tình trạng tai biến mạch máu não?
Tình trạng tai biến mạch máu não xảy ra khá phổ biến hiện nay, đã cướp đi sinh mạng hoặc khả năng vận động của nhiều người. Đây là tình trạng một phần não bộ bị tổn thương đột ngột. Tổn thương diễn ra khi mạch máu nuôi dưỡng phần não đó bị tắc (trường hợp nhồi máu não) hoặc bị vỡ (xuất huyết não)
Tai biến mạch máu não có thể biến chứng nặng dẫn đến tăng glucose máu, tăng huyết áp, tắc động mạch phổi, thậm chí ngừng tim.
2. Triệu chứng tai biến mạch máu não gồm những gì?
Hầu hết các trường hợp bị tai biến mạch máu não đều xảy ra đột ngột. Một số dấu hiệu thường gặp là:
– Đau đầu dữ dội
– Sốt, nôn
– Bị rối loạn hô hấp và rối loạn ý thức
– Trụy mạch, liệt nửa người, có xuất huyết
– Nhãn cầu thay đổi, biến chuyển lệch lạc không đúng vị trí bình thường, đồng tử phản xạ đối với ánh sáng bình thường.
Tổn thương diễn ra khi mạch máu nuôi dưỡng phần não đó bị tắc (trường hợp nhồi máu não) hoặc bị vỡ (xuất huyết não)
3. Các dấu hiệu phân biệt ở từng dạng tai biến
3.1. Triệu chứng tai biến mạch máu não ở bệnh nhân nhồi máu não:
Thường không có biểu hiện nhức đầu hay rối loạn ý thức. Hoặc hiếm gặp trường hợp đau nhức đầu trong ngày đầu xảy ra bệnh, chỉ có thể gặp ở ngày thứ hai trở đi. Người bệnh cũng không gặp tình trạng sốt. Có biểu hiện nôn mửa nhưng cũng giảm nhanh chóng. Nhồi máu não có thể xảy ra do xơ vữa động mạch hoặc các bệnh về tim.
3.2. Triệu chứng tai biến mạch máu não ở bệnh nhân xuất huyết não:
Khác với nhồi máu não, bệnh nhân xuất huyết não bị nhức đầu và rối loạn ý thức ngay từ ngày đầu, thậm chí tăng lên trong những giờ đầu tiên. Đặc biệt, trong 12h đầu sẽ gặp tình trạng nôn nhanh và liên tục. Người bệnh cũng bị sốt ở giai đoạn toàn phát của bệnh. Xuất huyết não thường xảy ra do tác động của bệnh dị dạng mạch não và tăng huyết áp.
3.3. Triệu chứng tai biến mạch máu não ở người bị u não, áp xe não:
Tình trạng tai biến khởi đầu từ từ có xuất hiện dấu hiệu tăng áp lực nội sọ. Người bệnh thường mệt mỏi, thấy nhức đầu vào các buổi sáng. Qua chẩn đoán hình ảnh cho thấy có tụ máu dưới màng cứng mạn tính. Khi gõ xương sọ, người bệnh thấy đau ở phần bị tụ máu. Tuy nhiên sẽ khó phân biệt tình trạng này nếu người bệnh vừa gặp chấn thương nhẹ trong vòng vài tuần hay vài tháng.
3.4. Triệu chứng tai biến mạch máu não ở người bị động kinh cục bộ:
Bệnh động kinh cục bộ cũng có thể là tiền đề dẫn đến cơn tai biến mạch máu não. Các dấu hiệu động kinh cục bộ bao gồm: một số trường hợp không thể nói hoặc cử động theo chủ đích, rối loạn trong kiểm soát về cảm xúc, suy nghĩ, thay đổi về cảm giác…
Tìm hiểu thêm: Bệnh nhồi máu cơ tim
Một trong các triệu chứng là miệng người bệnh bị méo lệch sang một bên
4. Các dấu hiệu nhận biết sớm cơn tai biến
Trên thực tế, cơn tai biến mạch máu não có thể gây ra nhiều dấu hiệu cảnh báo sớm như rối loạn ý thức, đau nhức vùng đầu… Các chuyên gia đã đưa ra quy tắc F.A.S.T đúc kết 3 nhóm dấu hiệu xuất hiện đột ngột cho thấy nguy cơ đột quỵ cao từ 90 – 95%. Dưới đây là các dấu hiệu đặc trưng cảnh báo nguy cơ tai biến mạch máu não sắp kéo đến. Mọi người cần nhớ ít nhất 1 trong 3 nhóm dấu hiệu F.A.S.T bao gồm Liệt mặt, yếu chi, rối loạn ngôn ngữ:
Dấu hiệu tại vùng mặt – Face (Liệt mặt): Miệng người bệnh bị méo lệch sang một bên. Đồng thời, các nếp nhăn ở mũi và má mờ đi.
Dấu hiệu ở tay – Arm hoặc chân (Yếu, liệt tay): Mất khả năng cầm, nắm, đi lại.
Dấu hiệu về khả năng ngôn ngữ – Speech (Rối loạn ngôn ngữ): Đột ngột không nói được hoặc nói không rõ tiếng, không được như bình thường.
Sau cùng, dấu hiệu về thời gian xuất hiện bất thường – Time (Thời gian khởi phát bệnh) cũng cho thấy nguy cơ tai biến. Cụ thể, nếu 3 dấu hiệu trên đây xuất hiện cùng lúc nghĩa là nguy cơ rất cao bệnh nhân bị đột quỵ. Lúc này bệnh nhân cần được nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để cấp cứu. Việc cấp cứu càng nhanh càng tăng hiệu quả cứu chữa. Đặc biệt cần tận dụng thời điểm vàng ngay sau khi xảy ra tai biến, đột quỵ để cứu sống người bệnh.
>>>>>Xem thêm: Thuốc chống đột quỵ và những thông tin cần biết
Thực hiện và đảm bảo duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, có lợi sẽ giúp ngăn ngừa các triệu chứng tai biến mạch máu não
5. Các biện pháp phòng tránh tai biến mạch máu não
Không những gây nguy hiểm đến tính mạng ngay khi xảy ra tai biến, mà tỷ lệ tái phát bệnh với người đã vượt qua cửa tử cũng rất cao. Cụ thể, tỷ lệ tái bệnh trong 5 năm đầu tiên lên tới 25%, tương đương 4 người bị tai biến thì lại có 1 người tái phát. Vì vậy việc chủ động góp phần phòng ngừa, ngăn chặn các triệu chứng tai biến mạch máu não vô cùng cần thiết. Đặc biệt, với người từng bị bệnh càng cần chú ý điều trị tích cực để phòng ngừa tái phát.
Có thể kể đến một số phương pháp giúp phòng tránh tai biến mạch máu não bao gồm:
Thực hiện và đảm bảo duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, có lợi. Mọi người, đặc biệt người có nguy cơ mắc bệnh cao cần hết sức tránh sử dụng nhiều bia rượu. Kiêng hẳn thuốc lá và các chất có tính kích thích (chè đặc, cafe đặc…). Vận động thân thể thường xuyên, vừa sức bằng cách duy trì tập thể dục hàng ngày.
Chế độ ăn uống khoa học, tránh tình trạng thừa cân, béo phì. Ăn uống điều độ, với thành phần bữa ăn hợp lý, cân bằng các chất. Chế độ ăn nên bao gồm nhiều rau canh, hoa quả. Hạn chế ăn mặn, tránh ăn nhiều mỡ động vật.
Đo và ghi lại các chỉ số huyết áp mỗi ngày để theo dõi. Có thể kiểm tra chỉ số mỡ máu, đường huyết sẽ càng có lợi cho việc bảo vệ sức khỏe.
Kiểm soát và điều trị tốt các bệnh lý nền nếu có, bởi đây là một trong các tác nhân tiềm tàng dẫn đến tai biến. Các bệnh mạn tính cần được điều trị hiệu quả như: cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, các bệnh về tim mạch như bệnh về van tim, cơ tim,…
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.