Triệu chứng thiếu máu cục bộ cơ tim cần lưu ý

Triệu chứng thiếu máu cục bộ cơ tim thường gặp là đau thắt ngực. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bạn đang đọc: Triệu chứng thiếu máu cục bộ cơ tim cần lưu ý

1. Thiếu máu cục bộ cơ tim là gì?

Thiếu máu cục bộ cơ tim xảy ra khi máu chảy vào cơ tim giảm hoặc là sự tắc một phần hoặc hoàn toàn động mạch vành. Việc giảm bơm máu – giảm lưu lượng oxy vào cơ tim.

Thiếu máu cục bộ cơ tim hay còn gọi là bệnh tim thiếu máu cục bộ do tổn thương cơ tim và do giảm khả năng bơm máu. Bất ngờ tắc động mạch vành nghiêm trọng sẽ dẫn đến một cơn đau tim (nhồi máu cơ tim). Triệu chứng thiếu máu cục bộ cơ tim cũng sẽ gây nhịp tim bất thường nghiêm trọng.

Triệu chứng thiếu máu cục bộ cơ tim cần lưu ý

Thiếu máu cục bộ cơ tim xảy ra khi máu chảy vào cơ tim giảm hoặc là sự tắc một phần hoặc hoàn toàn động mạch vành.

Điều trị thiếu máu cục bộ cơ tim là hướng vào việc tăng lưu lượng máu đến cơ tim và có thể sử dụng thuốc hoặc thủ thuật mở rộng các động mạch vành bị tắc nghẽn bằng phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Việc chọn lối sống có trái tim khỏe là quan trọng để điều trị và phòng ngừa thiếu máu cục bộ cơ tim.

2. Nguyên nhân thiếu máu cơ tim cục bộ khởi phát

Thiếu máu cơ tim cục bộ xảy ra khi dòng máu trong một hoặc nhiều loại mạch máu đến tim (động mạch vành) giảm. Điều giảm dòng máu dẫn đến việc làm giảm tổng lượng oxy cơ tim nhận được.

Thiếu máu cục bộ cơ tim có thể xảy ra khi động mạch bị chít hẹp theo thời gian, mặc dù nó có thể xảy ra nhanh chóng khi một động mạch bị tắc hoàn toàn. Nguyên nhân có thể gây bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim gồm:

2.1. Bệnh động mạch vành

Xơ vữa động mạch xảy ra khi mảng cholesterol và chất thải khác lắng đọng trên thành động mạch làm cản trở lưu thông máu. Xơ vữa động mạch của động mạch tim được coi là bệnh lý động mạch vành và là nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu cục bộ cơ tim.

2.2. Cục máu đông

Các mảng bám phát triển trong xơ vữa động mạch sẽ vỡ và tạo ra một cục máu đông và có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ cơ tim nặng đột ngột và dẫn đến một cơn đau tim (nhồi máu cơ tim).

2.3. Co thắt mạch vành

Co thắt động mạch vành là sự thắt chặt ngắn tạm thời của các cơ ở thành động mạch. Điều này làm thể thu hẹp cơ một thời gian ngắn dẫn tới giảm hoặc thậm chí ngăn dòng máu chảy tới một phần của cơ tim.

2.4. Bệnh tật nặng

Thiếu máu cục bộ cơ tim có thể xảy ra do nhu cầu trao đổi chất của tim tăng hoặc khi huyết áp thấp do nhiễm trùng, chảy máu hoặc các bệnh lý nghiêm trọng khác.

3. Triệu chứng thiếu máu cục bộ cơ tim cần lưu ý

Đau thắt ngực là triệu chứng thiếu máu cục bộ cơ tim điển hình mà nhiều người thường gặp. Cơn đau thắt ngực rất rõ ràng và dễ nhận biết. Đó là cảm giác chèn ép, đau như bị bóp nghẹt ở tim. Bệnh nhân có thể biểu hiện ở 2 thể đau thắt ngực ổn định và đau thắt ngực không ổn định. Hai thể này có mức độ đau và tần suất là khác nhau.

3.1. Triệu chứng thiếu máu cục bộ cơ tim: Đau thắt ngực ổn định

Số trường hợp đau thắt ngực ổn định thường phổ biến hơn do tình trạng xơ và hẹp thành mạch máu tích tụ làm giảm dần lưu lượng máu đến tim. Biểu hiện thiếu máu cơ tim cục bộ thường xảy ra khi tim phải làm việc nhiều hơn đặc biệt là khi hoạt động gắng sức.

Đau thắt ngực ổn định cho thấy các mảng xơ vữa động mạch đang ổn định, không dễ vỡ hay nứt gãy. Tuy nhiên tình trạng này có thể xảy ra bất kỳ khi nào, gây ra cục máu đông và tắc nghẽn mạch máu.

Tìm hiểu thêm: 8 Cách phòng chống đột quỵ mùa nắng nóng ai cũng nên biết

Triệu chứng thiếu máu cục bộ cơ tim cần lưu ý

Triệu chứng đau thắt ngực ổn định làm suy giảm sức khoẻ và tác động lớn đến sinh hoạt và làm việc của bệnh nhân.

Triệu chứng đau thắt ngực ổn định sẽ nặng dần theo thời gian, làm suy giảm sức khoẻ và tác động lớn đến sinh hoạt và làm việc của bệnh nhân. Chỉ khi can thiệp thông tắc mạch máu thì tình trạng trên mới được khắc phục.

3.2. Triệu chứng thiếu máu cục bộ cơ tim: Đau thắt ngực không ổn định

Khác với thể bệnh trên, cơn đau thắt ngực không ổn định không thể tiên đoán trước vì nó xuất hiện vào bất cứ lúc nào và mức độ đau đớn cũng sẽ nghiêm trọng hơn và khó thuyên giảm khi nghỉ hoặc dùng thuốc.

Tuỳ theo mức độ tắc nghẽn mà cơn đau sẽ qua nhanh chóng hay lâu dài. Đây là trường hợp rất nguy hiểm vì nó là triệu chứng sớm dẫn đến cơn nhồi máu cơ tim.

Ngoài cơn đau thắt ngực, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng toàn thân khi chức năng cơ tim suy yếu bao gồm: khó thở, ho, sốt, mệt mỏi, choáng váng, phù chân tay, mệt mỏi…

4. Biến chứng thiếu máu cục bộ cơ tim nguy hiểm không?

Thiếu máu cục bộ cơ tim có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

– Rối loạn nhịp tim, tim oxy: Khi tim không nhận được oxy thì những xung điện trong tim điều khiển nhịp tim sẽ gặp vấn đề, làm tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc đột xuất. Trong một vài trường hợp, rối loạn nhịp tim sẽ bị nguy hiểm tính mạng.

– Cơ tim bị tổn thương: Thiếu máu cục bộ cơ tim sẽ làm tổn thương cơ tim và dẫn đến việc làm suy giảm chức năng cung cấp máu cần thiết cho phần còn lại của cơ thể. Theo thời gian, thiệt hại tim sẽ dẫn đến suy tim.

– Đau tim (nhồi máu cơ tim): Nếu một động mạch vành hoàn toàn bị bít tắt do thiếu máu và oxy sẽ dẫn đến cơn đau tim. Ngoài ra, người bệnh còn bị tổn thương một phần cơ tim, thậm chí có một số ca tử vong với tổn thương tim nặng.

5. Điều trị bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim thế nào?

5.1. Điều trị nội khoa triệu chứng thiếu máu cục bộ cơ tim

Triệu chứng thiếu máu cục bộ cơ tim cần lưu ý

>>>>>Xem thêm: Chế độ ăn phù hợp cho người bị xơ vữa động mạch tim

Người bệnh cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và tư vấn điều trị đúng cách.

Sử dụng một số thuốc sau trong điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ:

– Chất làm loãng máu như aspirin giúp phá vỡ các tiểu cầu và tăng cường lưu thông máu trong động mạch vành bị tắc nghẽn.

– Chất làm tan huyết khối giúp loại bỏ những cục máu đông.

– Nitroglycerin làm giãn nở thành mạch máu.

– Các thuốc kháng tiểu cầu như clopidogrel ngăn chặn hình thành cục máu đông

– Thuốc ức chế beta làm hạ huyết áp và thư giãn cơ tim làm giảm tần suất tổn thương cơ tim.

– Thuốc ức chế men chuyển làm hạ huyết áp và huyết áp tim;

– Thuốc giảm đau để giảm đau thắt ngực.

5.2. Phẫu thuật

Các bác sĩ sẽ tiến hành nong mạch để mở các động mạch cung cấp máu cho tim. Thông thường, các bác sĩ đặt một ống lưới nhỏ (gọi là stent) trên chỗ tắc nghẽn để giữ cho động mạch không bị thu hẹp.

Trong những trường hợp khác, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ sẽ ghép một mạch máu khác bắc ngang qua động mạch vành bị tắc để máu có thể lưu thông bên dưới vùng bị tắc.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *