Triệu chứng thủy đậu ở trẻ em và cách chăm sóc trẻ đúng cách?

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm và thường diễn ra vào mùa đông xuân. Bệnh tuy là lành tính nhưng nếu xảy ra ở trẻ em và không được xử lý đúng cách có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng cho sức khỏe của bé. Vậy triệu chứng thủy đậu ở trẻ em là gì và cách chăm sóc trẻ khi bị bệnh như thế nào cho hiệu quả?

Bạn đang đọc: Triệu chứng thủy đậu ở trẻ em và cách chăm sóc trẻ đúng cách?

1. Giúp cha mẹ hiểu về bệnh thủy đậu ở trẻ

Thủy đậu thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm do virus có tên là Varicella Zoster (VZV) gây ra. Con đường lây nhiễm của bệnh chủ yếu là qua hô hấp (dịch tiết mũi họng)và qua tiếp xúc trực tiếp (dịch ở các nốt phỏng).

Nếu được điều trị đúng, thủy đậu có thể khỏi hoàn toàn sau khoảng 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, trẻ nhỏ có thể bị những biến chứng nặng nề như viêm phổi, viêm màng não, thậm chí tử vong nếu không được điều trị hoặc điều trị sai cách.

Thông thường, những người đã từng bị thủy đậu rất ít khi bị lại lần 2 bởi cơ thể đã có miễn dịch với bệnh. Tuy nhiên, nếu trẻ bị nhiễm lại virus Varicella Zoster thì virus này có thể tái hoạt động và gây bệnh zona thần kinh ở trẻ.

Triệu chứng thủy đậu ở trẻ em và cách chăm sóc trẻ đúng cách?

Thủy đậu thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm do virus có tên là Varicella Zoster (VZV) gây ra. Con đường lây nhiễm của bệnh chủ yếu là qua hô hấp (dịch tiết mũi họng)và qua tiếp xúc trực tiếp (dịch ở các nốt phỏng).

2. Triệu chứng thủy đậu ở trẻ mà cha mẹ cần lưu ý?

Triệu chứng thủy đậu ở trẻ đã diễn ra trong 4 giai đoạn với những biểu hiện khác nhau:

2.1 Giai đoạn ủ bệnh của thủy đậu

Thời gian của giai đoạn này thường kéo dài khoảng từ 10 đến 14 ngày, tức là từ lúc trẻ bị nhiễm virus đến khi cơ thể phát bệnh. Ở giai đoạn này, người bệnh thường không có biểu hiện gì cụ thể nên rất khó để cha mẹ phát hiện.

2.2 Giai đoạn khởi phát của thủy đậu ở trẻ

Khi mắc bệnh thủy đậu, ban đầu, trẻ sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức toàn thân. Bên cạnh đó, trẻ có thể có sốt nhẹ, có thể bị nổi hạch đằng sau tai và viêm họng, phát ban (những hồng ban nổi trên da, với kích thước 1 – 3mm, sau đó trong 24h nó phát triển thành bóng nước). Lúc này, cha mẹ hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm.

2.3 Giai đoạn toàn phát của thủy đậu ở trẻ

Ở giai đoạn này, trẻ sẽ xuất hiện rất rõ các mụn nước hình tròn (đường kính khoảng 2mm) mọc toàn thân. Trẻ sẽ đau đầu nhiều hơn, chán ăn và giảm sốt so với khởi phát.

Nếu trẻ bị nhiễm trùng nặng, mụn nước sẽ to hơn và dịch có chứa mủ.

2.4 Giai đoạn hồi phục của thủy đậu

Mụn nước ở giai đoạn này sẽ bị vỡ ra sau 7 – 10 ngày, khô, đóng vảy, đây là dấu hiệu cho thấy bệnh sẽ dần khỏi. Do đó, cha mẹ có thể bôi một số loại kem, ví dụ kem nghệ để hạn chế để lại sẹo và vết thâm cho trẻ lớn, những trẻ nhỏ thì không cần bôi kem.

Triệu chứng thủy đậu ở trẻ em và cách chăm sóc trẻ đúng cách?

Triệu chứng thủy đậu ở trẻ đã diễn ra trong 4 giai đoạn với những biểu hiện khác nhau

3. Thủy đậu ở trẻ nhỏ gây ra những biến chứng nguy hiểm nào?

Trẻ nhỏ thường là đối tượng dễ mắc bệnh thủy đậu hơn người lớn. Bởi sức để kháng của trẻ còn non yếu nên bệnh có thể để lại những di chứng nặng nề nếu cha mẹ không chăm sóc trẻ đúng cách.

– Thủy đậu có thể để lại sẹo: Vết mụn nước bị nhiễm trùng, tạo mủ do đó rất dễ thành sẹo vĩnh viễn, gây mất thẩm mỹ bởi mụn nước ở thủy đậu thường mọc rất dày trên mặt của trẻ.

– Nhiễm khuẩn máu: đây là biến chứng nguy hiểm rất thường gặp do đó cha mẹ cần hết sức lưu ý để có thể xử lý kịp thời.

– Gây ra bệnh viêm cầu thận cấp: Thủy đậu khi tiến triển nặng sẽ gây nguy cơ cao ảnh hưởng đến chức năng của thận, lúc này trẻ sẽ có các dấu hiệu như suy thận, tiểu ra máu.

– Bệnh viêm gan: Biến chứng này ít khi gặp ở trẻ và dấu hiệu nhận biết không rõ ràng nhưng cha mẹ cũng cần hết sức đề phòng. Biểu hiện điển hình nhất là trẻ có dấu hiệu buồn nôn, ăn uống khó tiêu và hệ miễn dịch suy yếu.

– Bệnh viêm não: Biến chứng hết sức nguy hiểm, có thể gây tử vong cho trẻ. Trẻ nhỏ sẽ có các biểu hiện như: trẻ sốt rất cao, hôn mê, co giật và rối loạn tri giác.

– Bệnh viêm phổi: Người bệnh sẽ có các dấu hiệu như: toàn thân tím tái, khó thở, ho nhiều, có thể ho ra máu.

– Bệnh viêm tai, viêm thanh quản: Bởi mụn nước thủy đậu có thể mọc trong tai, niêm mạc miệng dẫn đến viêm ở các vùng này.

Ngoài ra, trẻ sẽ còn gặp một số biến chứng khác ít gặp hơn như là: bệnh viêm võng mạc, hội chứng Reye, hội chứng Guillain-Barré.

Tìm hiểu thêm: Tham khảo các loại thuốc trị cúm A cho bé

Triệu chứng thủy đậu ở trẻ em và cách chăm sóc trẻ đúng cách?

Thủy đậu khi tiến triển nặng sẽ gây nguy cơ cao ảnh hưởng đến phổi với các biểu hiện: cơ thể tím tái, khó thở, ho ra máu…

4. Trẻ bị thủy đậu chăm sóc như thế nào cho đúng cách?

Bệnh thủy đậu hiện nay chưa có thuốc đặc trị, do đó sau khi thăm khám và được hướng dẫn điều trị của bác sĩ, cha mẹ có thể chăm sóc trẻ nhỏ tại nhà với các biện pháp như sau:

4.1 Lưu ý về chế độ sinh hoạt của trẻ

– Cần cách ly trẻ tại nhà, hạn chế cho trẻ đến nơi công cộng, tránh bệnh lây lan ra cộng đồng.

– Nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát cho trẻ, chất cotton thấm hút mồ hôi tốt.

– Chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ đúng cách, tránh tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.

– Cho trẻ sử dụng riêng đồ dùng cá nhân như: cốc, thìa, bát đĩa, khăn mặt để tránh lây cho người thân trong gia đình.

– Lưu ý vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, cách ly trẻ với những người chưa nhiễm bệnh.

– Hạn chế cho trẻ sờ, gãi mụn nước để tránh dịch lây ra vùng da lành.

– Nếu trẻ quá nhỏ, cha mẹ nên đeo bao tay cho trẻ để tránh làm tổn thương các mụn nước.

4.2 Về chế độ ăn uống của trẻ

– Cần bổ sung cho trẻ nhiều vitamin, chất xơ, đặc biệt là vitamin A, C như cam, cà rốt, dưa chuột,… để tăng đề kháng cho trẻ, giúp trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

– Nên cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu hóa, dạng lỏng, ít dầu mỡ như: canh, cháo, súp…

– Chú ý bổ sung đủ nước mỗi ngày cho trẻ, tốt nhất là nước ép trái cây, để tăng cường hệ miễn dịch và bổ sung lượng nước bị mất do sốt gây ra.

– Cần tránh cho trẻ ăn đồ ăn tanh, mặn, cay nóng như ớt, tiêu, đồ ăn nhiều dầu mỡ bởi chúng có thể sẽ gây nóng bức cho cơ thể, tăng tiết mồ hôi, làm tình trạng nhiễm trùng có thể nặng nề hơn.

Triệu chứng thủy đậu ở trẻ em và cách chăm sóc trẻ đúng cách?

>>>>>Xem thêm: Phương pháp chăm sóc hiệu quả khi con mọc răng sốt bố mẹ nên biết

cha mẹ cần lưu ý, khi trẻ bị thủy đậu không nên tự ý điều trị tại nhà mà cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được tư vấn, theo dõi và hướng dẫn chữa trị đúng cách.

Với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ ở trên, chắc hẳn cha mẹ đã có thể hiểu hơn về bệnh thủy đậu, nắm được các triệu bệnh thủy đậu ở trẻ để từ đó có cách chăm sóc trẻ đúng cách, hiệu quả. Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý, khi trẻ bị thủy đậu không nên tự ý điều trị tại nhà mà cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được tư vấn, theo dõi và hướng dẫn chữa trị đúng cách.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *