Triệu chứng trào ngược axit dạ dày phổ biến

Triệu chứng trào ngược axit dạ dày gây ảnh hưởng rất lớn trong cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Do vậy người bệnh cần phát hiện sớm, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm.

Bạn đang đọc: Triệu chứng trào ngược axit dạ dày phổ biến

1. Trào ngược axit dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày là hiện tượng axit dịch vị trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Bệnh này thường gây ra các triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người bệnh. Bên cạnh đó nếu bệnh trào ngược nếu để lâu không điều trị còn có thể gây tổn thương và biến chứng.

Đây là bệnh tiêu hóa phổ biến thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trào ngược dạ dày ở người lớn vẫn chiếm tỉ lệ cao từ 10-20% và thường gặp ít nhất một lần trong đời các triệu chứng trào ngược axit dạ dày.

Triệu chứng trào ngược axit dạ dày phổ biến

Nếu bệnh trào ngược nếu để lâu không điều trị còn có thể gây tổn thương và biến chứng.

2. Các triệu chứng trào ngược axit dạ dày phổ biến

Người bệnh cần chú ý và chủ động thăm khám nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu trào ngược dạ dày axit như sau:

2.1. Ợ nóng, ợ chua, ợ hơi

Đây là triệu chứng trào ngược dạ dày phổ biến nhất. Bao gồm cả ợ nóng, ợ chua, ợ hơi. Trong đó:

– Ợ hơi thường xuyên gặp nhất.

– Ợ nóng là cảm giác nóng rát di chuyển từ dạ dày (vùng thượng vị) lan nhanh lên cổ.

– Ợ chua thường để lại vị chua chua trong miệng.

Trào ngược dạ dày đi kèm biểu hiện ợ hơi, ợ nóng, ợ chua thường xuất hiện khi người bệnh ăn no, khó tiêu, đặc biệt là khi nằm ngủ vào ban đêm.

2.2. Triệu chứng trào ngược axit dạ dày? Buồn nôn, nôn

Người bệnh bị trào ngược dạ dày thường hay gặp phải triệu chứng buồn nôn hoặc nôn. Tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào nhưng đặc biệt sau khi ăn quá no hoặc nằm ngay sau khi ăn. Buồn nôn đi kèm với cảm giác thức ăn bị nghẹn ở cổ trào lên vô cùng khó chịu.

Triệu chứng trào ngược axit dạ dày phổ biến

Người bệnh bị trào ngược dạ dày thường hay gặp phải triệu chứng buồn nôn hoặc nôn

2.3 Đắng miệng

Trào ngược dạ dày – thực quản do axit gây ra có thể khiến người bệnh cảm thấy đắng miệng và hôi miệng. Do tình trạng axit trào ngược lên đi kèm lẫn cả dịch mật gây ra bởi sự rối loạn thần kinh và vận động dạ dày. Từ đó khiến van môn vị mở to bất thường, dịch mật trào ra lẫn vào axit dạ dày.

2.4. Miệng tiết nhiều nước bọt

Nếu hiện tượng tiết nước bọt diễn ra nhiều bất thường thì đây có thể là một trong những biểu hiện của trào ngược. Tình trạng này là phản xạ của cơ thể khi gặp axit trào ngược lên thực quản để trung hòa lượng axit trong dạ dày.

2.5. Đau vùng thượng vị

Đau vùng thượng vị do trào ngược là hiện tượng co thắt, đè nén ở khu vực ngực và xung quanh. Dấu hiệu này xảy ra là do axit trào ngược lên gây kích thích lên đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản. Từ đó gây ra những cơn đau thượng vị, thậm chí có thể lan ra cánh tay hoặc lưng của người bệnh.

2.6. Triệu chứng trào ngược axit dạ dày? Nuốt khó

Triệu chứng khó nuốt thường gặp ở những trường hợp trào ngược mức độ B trở lên. Do thường xuyên tiếp xúc với axit nên lúc này thực quản đã gặp tổn thương dẫn đến sưng viêm ở niêm mạc thực quản, thậm chí gây ra phù nề. Đây cũng là lý do khiến người bệnh có cảm giác vướng ở cổ, khó nuốt hoặc nuốt nghẹn.

2.7. Ho và khàn giọng

Trào ngược axit dạ dày lên thực quản làm ảnh hưởng xấu đến dây thanh quản và gây ra các triệu chứng khàn giọng và ho. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp tình trạng khó nói, khàn giọng do dây thanh quản bị viêm và phù nề.

Tìm hiểu thêm: [Giải đáp thắc mắc] Cắt trĩ bao lâu thì lành vết mổ và hết đau?

Triệu chứng trào ngược axit dạ dày phổ biến

Trào ngược axit dạ dày lên thực quản làm ảnh hưởng xấu đến dây thanh quản và gây ra các triệu chứng khàn giọng và ho

2.8. Dễ mắc các vấn đề tai mũi họng

Ngoài ra, người bệnh trào ngược axit dạ dày còn dễ mắc phải các bệnh liên quan đến mũi, họng, thanh quản hoặc phế quản. Người bệnh dễ bị viêm xoang, viêm thanh quản, viêm họng, viêm tai giữa, viêm phế quản… hơn thông thường.

Do vậy khi thấy xuất hiện các triệu chứng trào ngược người bệnh cần thăm khám và điều trị kịp thời, tránh nhầm lẫn với các hiện tượng sinh lý thông thường.

3. Thăm khám để chẩn đoán và điều trị bệnh trào ngược dạ dày axit

Khi gặp phải các dấu hiệu nghi ngờ như nêu trên, người bệnh cần chủ động thăm khám sớm với bác sĩ chuyên khoa để nhanh chóng được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Sau thăm khám ban đầu, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chẩn đoán phù hợp. Hiện nay, có 4 phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản phổ biến được áp dụng như sau:

3.1 Nội soi tiêu hóa trên

Phương pháp nội soi sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng trào ngược thực quản, viêm loét thực quản, xuất huyết và hẹp thực quản. Thông qua kết quả hình ảnh nội soi, dựa trên độ dài của các vết xước ở niêm mạc cùng với phạm vi lan rộng để kết luận về mức độ tổn thương thực quản.

Triệu chứng trào ngược axit dạ dày phổ biến

>>>>>Xem thêm: Ợ chua liên tục là bệnh gì?

Nội soi sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng trào ngược thực quản, viêm loét thực quản, xuất huyết và hẹp thực quản

3.2 Chụp X quang thực quản

Phương pháp chụp X-quang sẽ được chỉ định thực hiện khi người bệnh có các triệu chứng trào ngược dạ dày lâm sàng, nghi ngờ có biến chứng teo hẹp, loét thực quản hoặc thoát vị hành.

3.3 Đo áp lực nhu động thực quản

Đo áp lực nhu động thực quản để đánh giá chức năng cơ thắt thực quản dưới cùng các cơ thắt khác của thực quản. Phương pháp này thường chỉ được áp dụng trước và sau phẫu thuật trào ngược. Ngoài ra, cũng có thể áp dụng ở người bệnh trào ngược không đáp ứng điều trị.

Sau khi chẩn đoán, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trin phù hợp với từng tình trạng bệnh. Việc của người bệnh là tuân thủ theo đúng phác đồ và tái khám đúng hẹn để đem lại hiệu quả điều trị cao nhất.

Trên đây là các triệu chứng trào ngược axit dạ dày mọi người cần nắm rõ để chủ động thăm khám và chẩn đoán đúng bệnh. Khi đã có phác đồ điều trị chuẩn, người bệnh cần tuân thủ thực hiện nghiêm túc kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học để xử lý trào ngược hiệu quả, nhanh chóng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *