U tuyến giáp là bệnh lý thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới, những triệu chứng u tuyến giáp thường không rõ ràng, người bệnh chỉ nhận biết được bằng cách thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán.
Bạn đang đọc: Triệu chứng u tuyến giáp thường không rõ ràng để nhận biết
U tuyến giáp là gì?
U tuyến giáp là hiện tượng phát sinh một khối mô hoặc tế bào tập trung trước cổ, dưới đáy họng. Khối này sẽ làm thay đổi hệ thống sức khỏe của tuyến giáp, đôi khi là chức năng của cả vùng, gây mất thẩm mỹ. U tuyến giáp có thể là các khối lành tính (ademomass) hoặc ác tính như ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên trường hợp u ác tính chiếm tỉ lệ ít chỉ khoảng 4-7% và thường ở nữ nhiều hơn nam giới.
- Triệu chứng u tuyến giáp thường không rõ ràng, khó xác định
U cũng được chia làm 2 loại chủ yếu là đơn nhân và đa nhân. Đa nhân là trường hợp u có nhiều nhân lớn và nhân nhỏ rất khó thấy và phải nhờ đến siêu âm mới phát hiện được.
Triệu chứng u tuyến giáp thường không rõ ràng
U tuyến giáp thường phát triển khá im lặng,các triệu chứng u tuyến giáp thường không rõ ràng, khó nhận biết. Đa số trường hợp bệnh nhân chỉ phát hiện khi u đã lớn, nhìn rõ bằng mắt thường, có trường hợp khi khám các u đã chen chúc nhau xuất hiện. Trong tình trạng bệnh không biểu hiện cường giáp hay nhược giáp thì rất khó nói. Tuy nhiên nếu u lớn, có thể gây chèn ép, làm người bệnh khàn tiếng, nuốt vướng, hô hấp khó khăn. Còn u tiến triển gây cường giáp thì sẽ có biểu hiện bệnh cường giáp.
Đối với thể ác tính là ung thư tuyến giáp thì bệnh cũng khá im lặng, tuy nhiên khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn nhất định thường có một số biểu hiện cụ thể như: khàn tiếng, nuốt khó, nổi hạch, u bám quanh cổ, đôi khi chảy máu và gây bội nhiễm.
Chẩn đoán u tuyến giáp bằng cách nào?
Tìm hiểu thêm: Cách chọn bọc răng sứ màu nào đẹp và phù hợp nhất
- Siêu âm giúp chẩn đoán chính xác u tuyến giáp
Các triệu chứng u tuyến giáp thường khó nhận biết vì thế muốn chẩn đoán chính xác bệnh, người bệnh cần được thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng như: xét nghiệm hormon và siêu âm tuyến giáp. Trong đó, xét nghiệm hormon đều xem có bị tăng trưởng cường giáp hay không, còn siêu âm giúp xác định vị trí u và đặc tính của chúng. Đôi khi các bác sĩ cũng chỉ định xác nhận bằng iốt phóng xạ. Vì tuyến giáp hấp thu iốt trên toàn cơ thể, nên iốt đã uống sẽ tập trung hết về đó, và tạo hình ảnh hiển thị khi chụp.
Tiếp theo các bác sĩ thường chỉ định thực hiện sinh thiết tế bào học để xác định u lành tính hay ác tính.
Điều trị u tuyến giáp như thế nào?
Với mỗi loại u, tùy thuộc vào kích thước, tính chất, thành phần của u mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Theo đó, điều trị u tuyến giáp thực hiện như sau:
>>>>>Xem thêm: “Bỏ túi” những cách chữa viêm nha chu răng hiệu quả
- Người bệnh u tuyến giáp cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị hiệu quả
– Với u lành: có thể tiến hành điều trị hoặc chung sống hòa bình theo dõi thường xuyên. Vì nếu u nhỏ và không ảnh hưởng thì không cần điều trị, chỉ cần khám thường xuyên và xét nghiệm đầy đủ. Nếu u lớn thì có thể sẽ phải điều trị thuốc hoặc phẫu thuật. Trong đó thường bác sĩ sẽ chỉ định điều trị thuốc trong 6 tháng trước, nếu u nhỏ đi thì có thể theo dõi tiếp, còn nếu lớn thêm thì có thể sẽ phải phẫu thuật cắt u tuyến giáp càng sớm càng tốt. Với các u nước cần chọc thoát dịch, chủ yếu các u nang nước thường tự tiêu biến sau khi chọc dịch.
– Với u ác hoặc đang bị nghi ngờ ác tính: thông thường với u ác tính bác sĩ sẽ cân nhắc tình trạng tiến triển của u và chỉ định phẫu thuật. Nếu bệnh tiến triển nhanh, có thể sẽ phải xạ trị iốt phóng xạ hoặc cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp.
Với biện pháp điều trị nào thì người bệnh cũng cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa không tự ý mua thuốc uống hoặc sử dụng thuốc không đúng. Với bệnh nhân u tuyến giáp cần lưu ý lịch hẹn thăm khám theo dõi định kỳ thường xuyên để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và tư vấn cụ thể.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.