Suy tim mất bù là giai đoạn nguy hiểm, khi cấu trúc và các chức năng bơm máu của tim đã bị suy giảm nghiêm trọng, không thể bù trừ lượng máu thiếu hụt. Cùng tìm hiểu triệu chứng và nguyên nhân gây suy tim giai đoạn mất bù trong bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Triệu chứng và nguyên nhân gây suy tim mất bù
1. Suy tim mất bù là gì?
Thông thường trong giai đoạn đầu suy yếu, tim vẫn có cơ chế bù trừ lượng máu thiếu hụt, cụ thể bằng các cách sau:
– Giãn tâm thất
– Phì đại tâm thất
– Kích thích hệ thần kinh giao cảm
Những cơ chế này còn hoạt động giúp tim vẫn cung cấp đủ lượng máu đi nuôi cơ thể. Cũng bởi vậy, người bệnh ở giai đoạn còn bù hầu như không cảm thấy bất kỳ triệu chứng suy tim nào.
Tuy nhiên theo thời gian, các buồng tim dần trở nên quá tải và không thể bù trừ được nữa, được gọi là suy tim mất bù.
Suy tim giai đoạn mất bù là tình trạng tim suy yếu quá mức, các cơ chế bù trừ của tim và cơ thể không thể giúp bù lại được lượng máu thiếu hụt.
2. Triệu chứng của bệnh suy tim
Khi tim không thể bù trừ nữa cấu trúc và chức năng của tim bị thay đổi nghiêm trọng khiến máu không được cung cấp đều khắp cơ thể. Lúc này, các triệu chứng suy tim ngày một biểu hiện rõ ràng, dồn dập hơn, cụ thể:
– Cơ thể mệt mỏi, có khi cảm thấy kiệt sức
– Đau ngực
– Khó thở nhiều, cả khi gắng sức và nghỉ ngơi
– Ho khan, thậm chí ho ra máu
– Dễ bị choáng ngất
Ngoài ra, các triệu chứng suy tim khác có thể gặp như:
– Thường xuyên lo âu bất thường
– Rối loạn giấc ngủ
– Hạ huyết áp
– Chán ăn
– Tim đập nhanh
– Đổ mồ hôi bất thường
– Phù chi, khi ấn có vết lõm
Triệu chứng suy tim mất bù khá đa dạng, song cũng dễ gây nhầm lẫn, đặc biệt là ở người cao tuổi do sức khỏe của họ yếu, hệ miễn dịch hoạt động không tốt khiến cơ thể mắc nhiều bệnh. Triệu chứng này có thể xảy ra do biến chứng của các vấn đề sức khỏe khác.
Sự nguy hiểm của suy tim dạng mất bù thường tỷ lệ thuận với sự rầm rộ của các triệu chứng. Nếu không được kiểm soát, bệnh có thể đe dọa đến tính mạng.
Tìm hiểu thêm: Cao huyết áp nên ăn gì?duy trì một chế độ ăn uống
Khi các triệu chứng khó thở, ho nhiều, ho lẫn bọt hồng xuất hiện hoặc tăng nặng thì bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn mất bù.
3. Nguyên nhân suy tim mất bù
Suy tim giai đoạn mất bù thường là hậu quả của suy tim mạn. Trong khi đó, suy tim thường là “đích đến” cuối cùng của các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, bệnh lý van tim, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim.
Những nguyên nhân khác gây suy tim dạng này có thể kể đến như:
– Phù phổi cấp gây ảnh hưởng đến tim
– Nhiễm trùng toàn thân
– Ảnh hưởng của các đợt nhiễm virus
– Sốc phản vệ
– Rối loạn nhịp tim nặng
– Phẫu thuật tim hoặc phổi nhân tạo
4. Suy tim giai đoạn mất bù có điều trị được không?
Đối với bệnh nhân suy tim không còn bù, việc phục hồi hoàn toàn chức năng tim là không thể, song vẫn có các phương pháp điều trị giúp duy trì, tăng sức co bóp của tim và giảm các triệu chứng của bệnh.
4.1 Chẩn đoán suy tim mất bù
Trước khi điều trị, người bệnh cần được chẩn đoán nguyên nhân và mức độ suy tim, từ đó quyết định phương pháp điều trị phù hợp.
Bệnh nhân nghi ngờ suy tim, thường được khám lâm sàng kết hợp với những kỹ thuật cận lâm sàng như:
– Xét nghiệm máu
– Chụp X quang
– Siêu âm tim
– Điện tâm đồ
– Chụp cắt lớp vi tính (CT)
– Chụp cộng hưởng từ (MRI) tim
4.2 Điều trị suy tim mất bù
Mục tiêu của việc điều trị là giúp cải thiện các triệu chứng, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống, hạn chế biến chứng. Các phương pháp gồm:
– Sử dụng thuốc
Thuốc lợi tiểu: Nhóm này giúp giảm thể tích tuần hoàn, giảm gánh nặng cho tim và cải thiện các triệu chứng phù phổi, phù chân, bụng…
Thuốc giãn mạch: Gồm các thuốc chẹn kênh canxi, ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin II… có tác dụng giãn mạch, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
Thuốc trợ tim: Có tác dụng tăng lực co bóp cho tim.
Thuốc chống loạn nhịp: Dùng thuốc này giúp giảm nhịp tim và tình trạng đánh trống ngực.
Thuốc chống đông: Giúp phòng ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
Thuốc an thần: Giảm bớt lo lắng, căng thẳng ở những người bệnh hay lo lắng.
Khi sử dụng các loại thuốc này, người bệnh cần tuân thủ theo đơn được bác sĩ kê, không tự ý đổi loại thuốc hay liều lượng.
– Thay đổi lối sống
Ăn uống lành mạnh: Hạn chế muối, chỉ nên sử dụng 1,5g mỗi ngày; ăn nhiều hoa quả, rau để bổ sung chất xơ và kali, giảm đồ ăn chứa nhiều chất béo, đường…
Bỏ hút thuốc lá: Người bệnh suy tim tuyệt đối không hút thuốc lá.
Tập thể dục đều đặn: Tập luyện giúp cải thiện triệu chứng suy tim hiệu quả. Tuy nhiên người bệnh không nên luyện tập quá sức, cường độ mạnh. Nên bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng sau đó nâng dần cường độ phù hợp.
Phòng ngừa và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn: Tiêm phòng cúm, vệ sinh răng miệng tốt…
Điều chỉnh tâm lý: Người bệnh cần được nhận sự giúp đỡ, chăm sóc, động viên từ gia đình, người thân, bạn bè, như vậy sẽ giúp họ yên tâm điều trị.
Khám sức khỏe định kỳ: Nếu đã được chẩn đoán suy tim giai đoạn mất bù, bạn nên đi khám tối thiểu 1 năm/lần hoặc ngay khi thấy các triệu chứng xuất hiện một cách rầm rộ, không kiểm soát.
– Phẫu thuật
Nếu tình trạng mất bù trở nên nghiêm trọng hơn, bác sỹ có thể xem xét và đề nghị người bệnh thực hiện một số can thiệp cần thiết.
>>>>>Xem thêm: Hở 3 van tim là thế nào? Có nguy hiểm hay không?
Suy tim giai đoạn mất bù rất khó để điều trị nhưng bằng cách dùng thuốc và thay đổi lối sống, tình trạng suy tim vẫn có thể được kiểm soát.
5. Phòng ngừa suy tim chuyển dạng mất bù
– Thay đổi lối sống: Ăn ít muối, hạn chế sử dụng bia, rượu, thuốc lá, giảm chất béo và cholesterol trong khẩu phần ăn, duy trị tập thể dục mỗi ngày, hạn chế căng thẳng, stress…
– Đối với những bệnh nhân đang mắc các bệnh lý tim mạch, cần điều trị một cách tích cực theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa suy tim.
– Nếu vừa bị mất máu nhiều sau tai nạn hoặc phẫu thuật, bệnh nhân cần sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể phục hồi.
– Đối với những người thừa cân béo phì, có thể giảm cân nếu cần và duy trì một chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về bệnh suy tim mất bù, hi vọng chúng đã giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh này. Lưu ý, thông tin chỉ mang tính tham khảo, muốn được chẩn đoán và điều trị suy tim một cách chính xác và hiệu quả, bạn nên đi khám chuyên khoa Tim mạch sớm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.