Khi bạn bị đau họng, ho, sốt hoặc thấy có mủ quanh amidan thì có thể đó là những triệu chứng viêm amidan hốc mủ. Nhiều người do thiếu kiến thức về căn bệnh này nên không phát hiện sớm. Viêm amidan hốc mủ nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Triệu chứng viêm amidan hốc mủ
Do nằm ở ngay vị trí cửa ngõ giữa đường ăn uống và đường thở nên amidan rất dễ viêm nhiễm mỗi khi có sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ và độ ẩm, khói bụi, hóa chất, vệ sinh miệng họng kém, cơ thể suy giảm sức đề kháng, … Bệnh có thể tiến triển cấp tính hay mạn tính, trong đó thường gặp là viêm amidan hốc mủ.
Viêm amidan hốc mủ là bệnh lý về họng khá phổ biến thường gặp ở nhiều người
1. Triệu chứng viêm amidan hốc mủ
Triệu chứng viêm amidan hốc mủ thường không khó nhận biết, chỉ cần bạn chú ý một số dấu hiệu điển hình như sau là có thể phát hiện được căn bệnh này:
– Xuất hiện đau họng, rát họng, có thể sốt hoặc không hoặc có cảm giác sốt.
– Có đờm trong họng và tạo nên cảm giác vướng trong cổ rất khó khạc hoặc nuốt.
– Có mủ quanh amidan: Quan sát bằng mắt thường thì bạn có thể thấy nhiều mủ trắng ở amidan trong vòm họng.
– Hơi thở có mùi hôi, đôi khi bạn khạc ra những hạt nhỏ trắng xanh có mùi rất hôi…
Tìm hiểu thêm: Người mắc bệnh tuyến giáp nên và không nên ăn gì?
Triệu chứng viêm amidan hốc mủ thường thấy là đau họng, có mủ xuất hiện quanh amidan, hơi thở hôi
Khi thấy những triệu chứng viêm amidan hốc mủ, người bệnh không nên chủ quan, xem nhẹ. Người bệnh cần đi khám để kiểm tra, chẩn đoán chính xác bệnh. Từ đó điều trị sớm, kịp thời, hiệu quả.
2. Phương pháp điều trị viêm amidan hốc mủ
Hiện nay, phương pháp điều trị viêm amidan hốc mủ chủ yếu là cắt amidan. Đây là phương pháp thường được áp dụng trong các trường hợp viêm amidan từ 3 – 5 lần một năm trong hai năm liên tiếp, gây hơi thở hôi, biến chứng tại chỗ như viêm tấy, áp-xe quanh amidan, có các biến chứng viêm xoang, viêm thanh khí phế quản, biến chứng toàn thân như viêm cầu thận, thấp tim, thấp khớp cấp, . . .
Phẫu thuật cắt amidan được tiến hành gây mê tại chỗ, giúp người bệnh không còn cảm giác đau đớn, đặc biệt là trẻ em.
Phương pháp này cần được tiến hành tại các cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa Tai mũi họng, được thực hiện trực tiếp bởi các bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại, vô khuẩn. Có như vậy mới giúp mang lại sự an toàn cho người bệnh, không gây tái phát hoặc biến chứng sau phẫu thuật.
>>>>>Xem thêm: Cách chữa viêm amidan mạn tính
Người bệnh cần đi khám để được tư vấn, chữa trị hiệu quả các bệnh lý về tai mũi họng
3. Phòng ngừa bệnh viêm amidan hốc mủ
Những triệu chứng viêm amidan hốc mủ cũng sẽ được cải thiện nhanh chóng nếu người bệnh tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị và chế độ chăm sóc, sinh hoạt.
Để phòng ngừa bệnh viêm amidan hốc mủ cần:
- Luôn chú ý giữ sức khỏe tốt, nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng của cơ thể bằng rèn luyện thân thể, tập thể dục thể thao.
- Giữ vệ sinh răng miệng, mũi, họng bằng cách đánh răng sau khi ăn, súc họng bằng nước muối ấm.
- Tránh dùng nước đá quá nhiều và ra vào phòng lạnh đột ngột, nhất là khi nhiệt độ ngoài môi trường cao.
- Nên dùng khẩu trang tránh bụi khi làm việc những nơi có mức độ ô nhiễm cao.
- Khi có biểu hiện viêm amidan cấp cần đi khám và điều trị dứt điểm.