Viêm amidan là bệnh lý về tai mũi họng khá phổ biến và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên cần điều trị sớm. Thông qua các triệu chứng viêm amidan sẽ giúp độc giả phát hiện sớm bệnh. Từ đó có biện pháp xử trí kịp thời.
Bạn đang đọc: Triệu chứng viêm amidan phát hiện sớm bệnh
1. Triệu chứng viêm amidan
Thông thường, viêm amidan được chia làm 1 loại: Viêm amidan cấp tính và viêm amidan mạn tính. Tùy vào từng giai đoạn bệnh mà có triệu chứng viêm amidan khác nhau.
1.1. Viêm amidan cấp tính
– Triệu chứng toàn thân: Bắt đầu đột ngột với cảm giác rét hoặc rét run rồi sốt 38-39 độ C. Người mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, nước tiểu ít và thẫm màu. Đại tiện thường táo.
– Triệu chứng cơ năng: Cảm giác khô, rát, nóng ở trong họng, nhất là thành bên họng vị trí amidan, mấy giờ sau biến thành đau họng, đau nhói lên tai, đau tăng lên rõ rệt khi nuốt, khi ho.
Khi bị viêm amidan cấp tính, người bệnh sẽ có triệu chứng khô, đau, rát ở cổ họng, đau tăng khi nuốt…
Thường kèm theo viêm V.A, viêm mũi hoặc ở trẻ em có amidan to thở khò khè, đêm ngáy to, nói giọng mũi.
Viêm nhiễm có thể lan xuống thanh quản, khí quản gây nên ho từng cơn, đau và có đờm nhầy, giọng khàn nhẹ.
1.2. Viêm amidan mạn tính
– Triệu chứng toàn thân: Có khi không có triệu chứng gì ngoài những đợt tái phát hoặc hồi viêm có triệu chứng giống như viêm amidan cấp tính. Đôi khi có toàn thân gầy yếu, da xanh, sờ lạnh, ngây ngấy sốt về chiều.
– Triệu chứng cơ năng: Thường có cảm giác nuốt vướng ở họng đôi khi có cảm giác đau như có dị vật trong họng, đau lan lên tai. Hơi thở thường xuyên hôi mặc dù vệ sinh răng miệng thường xuyên. Thỉnh thoảng có ho và khàn tiếng, trẻ em có thở khò khè, ngủ ngáy to.
– Triệu chứng thực thể: Trên bề mặt amidan có nhiều khe và hốc. Các khe và hốc này chứa đầy chất bã đậu và thường có mủ màu trắng.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu bệnh viêm tai giữa là gì?
Triệu chứng viêm amidan mạn tính thường xuất hiện mủ, amidan to như hai hạt hạnh nhân ở 2 bên thành họng lấn vào làm hẹp khoang họng
Thể quá phát: amidan to như hai hạt hạnh nhân ở 2 bên thành họng lấn vào làm hẹp khoang họng, trụ trước đỏ, thường gặp ở trẻ em.
Thể xơ chìm: Thường gặp ở người lớn, amidan nhỏ, mặt gồ ghề, lỗ chỗ hoặc chằng chịt xơ trắng, biểu hiện bị viêm nhiễm nhiều lần. Màu đỏ sẫm, trụ trước đỏ, trụ sau dầy. Amidan mất vẻ mềm mại bình thường, ấn vào amidan có thể thấy phòi mủ hôi ở các hốc.
Các triệu chứng viêm amidan nếu không điều trị sớm sẽ kéo dài dai dẳng ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh. Vì thế, lời khuyên của các chuyên gia y tế là người bệnh khi thấy dấu hiệu viêm amidan cần tới bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm.
2. Điều trị viêm amidan
Tùy vào từng giai đoạn và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ có chỉ định chữa trị phù hợp.
Trong trường hợp viêm amidan cấp tính, người bệnh sẽ được tư vấn điều trị nội khoa bằng thuốc, kết hợp với thay đổi lối sống, sinh hoạt, giữ gìn cơ thể khi thời tiết chuyển mùa….
>>>>>Xem thêm: Bé hết khó ăn, chậm nói nhờ phẫu thuật dính thắng lưỡi kịp thời
Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ có chỉ định chữa trị phù hợp
Đối với viêm amidan mạn tính, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt amidan.
Dù điều trị bằng phương pháp nào cũng nhằm mục đích cải thiện triệu chứng viêm amidan, loại bỏ sớm bệnh. Do đó người bệnh viêm amidan cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt kết quả cao nhất.