Triệu chứng viêm phổi cần biết

Hà Nội đang trải qua đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân. Nhiều ứng dụng ghi nhận Hà Nội đứng thứ 3 trong top 10 thành phố ô nhiễm trên thế giới. Chất lượng không khí kém làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh hô hấp trong đó viêm phổi là bệnh khá phổ biến. Thông tin triệu chứng viêm phổi, nguyên nhân và cách chăm sóc người bệnh sẽ có ở bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về viêm phổi

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng nhu mô phổi, biểu hiện theo mức độ từ nhẹ đến nặng. Nguyên nhân gây ra viêm phổi rất đa dạng, bao gồm:

– Virus: cúm, hợp bào hô hấp, SARS-CoV-2,. …

– Vi khuẩn: phế cầu, Mycoplasma, …

– Nấm

– Lao

– Ký sinh trùng

Đây là bệnh lý hô hấp nghiêm trọng cần được điều trị sớm, phù hợp để tránh gây nên các biến chứng nặng nề.

2. Một số triệu chứng viêm phổi đặc trưng

Thời tiết miền Bắc đang bước vào đợt lạnh kèm với tình trạng ô nhiễm không khí khiến số người bị viêm phổi không ngừng gia tăng. Việc nhận biết triệu chứng viêm phổi để có cách xử trí phù hợp vô cùng cần thiết.

2.1. Sốt cao, ớn lạnh là triệu chứng viêm phổi

Một triệu chứng phổ biến của viêm phổi là sốt. Sốt thành cơn hoặc sốt liên tục dai dẳng cả ngày, đổ nhiều mồ hôi. Có người có thể rét rét run hoặc không. Mức độ sốt dao động từ sốt nhẹ 38-38,5 độ C đến sốt cao 39-40 độ C.

2.2. Ho có đờm

Ho là triệu chứng xuất hiện sớm, người bệnh ho thành cơn hoặc ho liên tục cả ngày, thường ho có đờm. Người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám nếu tiết nhiều đờm hơn kèm ho dữ dội, mệt mỏi.

Cần lưu ý khi ho ra đờm màu vàng hoặc xanh lá, có mùi hôi vì đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng.

Triệu chứng viêm phổi cần biết

Ho là biểu hiện của nhiều bệnh lý hô hấp trong đó có viêm phổi

2.3. Triệu chứng viêm phổi gồm thở nhanh, khó thở

Viêm phổi khiến các phế nang tổn thương, làm suy giảm chức năng trao đổi khí dẫn gây thiếu oxy máu, tăng CO2 trong máu. Nhu cầu cung cấp oxy cho cơ thể không được đảm bảo dẫn đến tình trạng bệnh nhân khó thở, thở gấp và đau tức ngực.

Trường hợp viêm phổi nhẹ người bệnh có thể chỉ khó thở nhẹ. Trường hợp nặng hơn, tình trạng suy hô hấp có thể xảy ra với một số biểu hiện như: tím tái, thở nhanh, …

2.4. Suy nhược cơ thể

Tình trạng sốt và thở nhanh gây mất nước qua đường da, hô hấp nhiều hơn so với bình thường. Nếu không được cung cấp đủ sẽ dẫn đến tình trạng mất nước đặc biệt nếu người bệnh là trẻ em, trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, một số ít trường hợp người bệnh có thể bị tiêu chảy, chán ăn, buồn nôn, nôn, điều này khiến tình trạng suy nhược cơ thể thêm nghiêm trọng.

2.5. Mạch đập nhanh

Cơ thể phản xạ việc thiếu oxy trong máu do viêm phổi bằng cách tăng co bóp cơ tim để thực hiện đầy đủ chức năng bơm máu đến các cơ quan thiết yếu trong đó có não. Ở trường hợp suy hô hấp do viêm phổi, huyết áp của người bệnh thường giảm nhanh khi mạch nhanh, yếu.

3. Thông tin về phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm phổi

3.1. Chẩn đoán

Tùy từng đối tượng, trường hợp bệnh viêm phổi có thể xuất hiện triệu chứng lâm sàng rõ ràng hoặc không. Khi đến thăm khám, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, dựa vào đó để chỉ định các xét nghiệp, chụp chiếu phù hợp để chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Quy trình thăm khám viêm phổi thường như sau:

– Khám lâm sàng: hỏi và chẩn đoán viêm phổi dựa trên các triệu chứng như đếm nhịp thở, nghe phổi, …

– Chụp X-quang phổi: đây cũng là xét nghiệm tiêu chuẩn trong chẩn đoán bệnh. Từ kết quả chụp X-quang, bác sĩ có thể đánh giá các tổn thương nhu mô bao gồm tổn thương phế nang, mô kẽ phổi.

– Xét nghiệm máu: kết quả cho thấy bạch cầu trong máu tăng cao hay không, kiểm tra tình trạng nhiễm khuẩn phổi.

– Xét nghiệm đo nồng độ Oxy, CO2 trong máu: cho thấy tình trạng tăng giảm oxy để chẩn đoán suy hô hấp.

– Chụp CT/ chụp MRI: tìm ra tổn thương nhỏ nhất, khó thấy nhất mà chụp X-quang bỏ sót.

– Nội soi phế quản: quan sát đường hô hấp bằng ống nội soi mềm để chẩn đoán viêm phổi cùng các bệnh lý về phổi khác.ư

Triệu chứng viêm phổi cần biết

Thăm khám sớm để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp, an toàn, đúng bệnh

3.2. Điều trị

Viêm phổi cần được phát hiện sớm, can thiệp và điều trị kịp thời với mục đích:

– Ngăn ngừa nhiễm trùng

– Chặn đứng các biến chứng

Phương pháp điều trị bệnh cần phù hợp với triệu chứng viêm phổi và thể trạng từng người. Theo chuyên gia Thu Cúc TCI, những phương pháp điều trị bệnh viêm phổi bao gồm:

Điều trị triệu chứng

Sử dụng các loại thuốc như:

– Thuốc hạ sốt

– Thuốc giảm đau

– Thuốc ho

– Thuốc long đờm

– Thuốc giãn phế quản

Mục đích kiểm soát tốt triệu chứng, giảm bớt cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Điều trị nguyên nhân

Tùy theo tác nhân gây bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp sau:

– Viêm phổi do vi khuẩn: dùng thuốc kháng sinh để cải thiện. Nếu không thuyên giảm có thể đề nghị các loại kháng sinh khác.

– Viêm phổi do virus: ở trường hợp này người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi phù hợp. Nên uống nhiều nước ấm làm loãng đờm và chất nhầy trong cơ thể. Có thể uống thuốc hạ sốt nếu sốt cao trên 38.5 độ C (lựa chọn thuốc phù hợp).

– Viêm phổi do nhiễm nấm: có thể sử dụng các loại thuốc phù hợp.

Cần lưu ý, các loại thuốc trên bắt buộc phải được bác sĩ chuyên khoa kê đơn, tư vấn liều lượng. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc, mua thuốc theo đơn của người khác. Sử dụng sai thuốc khiến tình trạng bệnh nguy hiểm hơn đồng thời tạo điều kiện cho các biến chứng diễn ra.

Điều trị tại nhà

Những trường hợp viêm phổi nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng cách:

– Uống thuốc

– Ăn uống đầy đủ, tăng cường các món giàu vitamin và khoáng chất

– Giữ ấm

– Tái khám đúng lịch

Triệu chứng viêm phổi cần biết

Người bị viêm phổi nên ăn đa dạng thực phẩm để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể

Khi có các biểu hiện khó thở, sốt cao không hạ, cần lập tức đến cơ sở y tế để được xử trí sớm.

Mỗi người cần nhớ rằng viêm phổi là bệnh lý nguy hiểm đặc biệt nếu người bệnh là trẻ em, người lớn tuổi, người mắc các bệnh nền. Do đó, mỗi chúng ta nên trang bị kiến thức để chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như những người xung quanh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *