Triệu chứng viêm tá tràng và cách điều trị

Triệu chứng viêm tá tràng thường khó chịu và gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu không điều trị kịp thời, đúng cách bệnh sẽ tiến triển nhanh và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bạn đang đọc: Triệu chứng viêm tá tràng và cách điều trị

1. Tá tràng nằm ở đâu và bệnh viêm tá tràng là gì?

Tá tràng là phần đầu của ruột non, được mô tả có hình chữ C với chiều dài khoảng 25cm, kéo dài từ môn vị dạ dày đến góc tá tràng, hỗng tràng. Tá tràng là một bộ phận rất quan trọng trong hệ tiêu hóa, đây là nơi dịch tụy và dịch mật đổ vào, để tham gia quá trình tiêu hóa thức ăn.

Tá tràng bị viêm là tình trạng lớp niêm mạc bị tổn thương gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau bụng, chảy máu và các rối loạn tiêu hóa khác.

2. Triệu chứng viêm tá tràng điển hình là gì?

Viêm loét tá tràng gây ra nhiều triệu chứng đặc trưng, tuy nhiên ở giai đoạn đầu các triệu chứng này thường rất mờ nhạt, khiến nhiều người bệnh chủ quan bỏ qua. Các triệu chứng nhận biết bệnh viêm tá tràng bao gồm:

Triệu chứng viêm tá tràng và cách điều trị

Đau, nóng rát vùng thượng vị là triệu chứng điển hình của bệnh viêm loét tá tràng

2.1. Đau, nóng rát vùng thượng vị – triệu chứng viêm tá tràng dễ nhận biết nhất

Mọi bệnh lý viêm loét tại dạ dày và tá tràng đều có triệu chứng đau và nóng rát vùng thượng vị. Cơn đau có thể dữ dội hoặc âm ỉ, có thể kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày phụ thuộc vào mức độ tổn thương tại dạ dày tá tràng. Cơn đau sẽ khởi phát dữ dội hơn sau khi bạn ăn quá no, ăn các thực phẩm khó tiêu hóa hoặc đồ cay nóng, đồ chua…

2.2. Triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, nôn và buồn nôn

Do dạ dày tăng co bóp và tiết nhiều dịch acid, dẫn đến hiện tượng trào ngược gây cảm giác nôn và buồn nôn. Đồng thời acid dư thừa cũng cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn dẫn đến hiện tượng đầy hơi, chán ăn, ăn không tiêu.

2.3. Rối loạn tiêu hóa – triệu chứng viêm tá tràng đặc trưng

Viêm loét tá tràng khiến cho chức năng của hệ tiêu hóa suy giảm, biểu hiện bằng các rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đau bụng… Tình trạng này ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, khiến người bệnh gầy sút, xanh xao, mệt mỏi…

Ngoài ra, viêm tá tràng còn khiến người bệnh khó ngủ, mất ngủ do những triệu chứng đau thượng vị, rối loạn tiêu hóa vào ban đêm. Nếu tình trạng viêm loét tá tràng nặng, người bệnh còn bị xuất huyết dạ dày biểu hiện bằng việc đi ngoài ra phân đen (chảy máu ít), nôn ra máu, đi ngoài ra máu tươi (chảy máu nặng – cần được cấp cứu khẩn cấp).

3. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tá tràng

Viêm tá tràng ở giai đoạn đầu, triệu chứng thường nhẹ khiến cho người bệnh chủ quan. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm và đúng cách sẽ gây ra một số biến chứng nghiêm trọng như: Loét dạ dày tá tràng, hẹp môn vị, thủng vách ngăn dạ dày, thậm chí dẫn tới ung thư dạ dày.

4. Những nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm tá tràng

Tìm hiểu thêm: Bị đầy hơi khó tiêu nên ăn gì?

Triệu chứng viêm tá tràng và cách điều trị

Vi khuẩn Hp xâm nhập, phát triển và tấn công là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý về viêm loét dạ dày tá tràng

Bề mặt niêm mạc tá tràng được bảo vệ bởi một lớp nhầy, acid không thể thấm vào lớp này nên niêm mạc tá tràng không bị tổn thương. Trong trường hợp acid tiếp xúc vào niêm mạc tá tràng, sẽ gây ra viêm loét. Hầu hết các trường hợp viêm loét tá tràng đều do các nguyên nhân sau:

– Do nhiễm vi khuẩn HP dương tính: Nguyên nhân phổ biến gây ra viêm tá tràng là do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP). Một lượng lớn vi khuẩn khi xâm nhập và phát triển sẽ phá vỡ lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc tế bào tá tràng và gây ra tình trạng viêm nhiễm.

– Do sử dụng quá nhiều và quá lâu thuốc kháng viêm NSAID: Những loại thuốc này có tác dụng phụ gây tổn hại đến lớp bảo vệ tế bào tá tràng nên khi sử dụng trong thời gian dài sẽ dẫn đến viêm loét tá tràng. Trong nhiều trường hợp, sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm với liều cao trong thời gian dài có thể khiến dạ dày tá tràng bị thủng.

– Ngoài ra, bệnh viêm tá tràng còn do một số nguyên nhân khác gây lên như: lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn, hút thuốc lá thường xuyên, chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu lành  mạnh, căng thẳng kéo dài hoặc do rối loạn tự miễn.

5. Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm tá tràng

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tình trạng viêm tá tràng, các phương pháp chẩn đoán được bác sĩ chỉ định bao gồm:

– Nội soi dạ dày tá tràng xác định chính xác vị trí, kích thước, hình dạng, số lượng… của ổ viêm loét.

– Sinh thiết tìm vi khuẩn hoặc tế bào bất thường ở vết viêm loét tá tràng.

– Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm phân, chụp X-quang hoặc chụp MRI.

6. Những phương pháp điều trị bệnh viêm tá tràng hiệu quả

Sau khi chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, tình trạng viêm và dựa vào thể trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Theo đó, các phương pháp điều trị hiệu quả bệnh viêm tá tràng bao gồm:

– Điều trị bằng kháng sinh: Nếu viêm tá tràng gây ra bởi vi khuẩn HP thì việc dùng kháng sinh là bắt buộc.

– Ngoài kháng sinh, các thuốc điều trị bệnh viêm tá tràng còn có thuốc ức chế bơm proton và histamin, đối kháng H2, các thuốc này sẽ làm giảm tiết axit bên dạ dày.

Triệu chứng viêm tá tràng và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Bệnh crohn là gì? Những kiến thức cần cần biết

Để điều trị hiệu quả bệnh viêm tá tràng cần kết hợp sử dụng thuốc và có lối sống sinh hoạt, ăn uống lành mạnh

Đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc bạn cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian uống. Tuyệt đối không được bỏ thuốc, thay đổi thời gian uống sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

– Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, việc thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống cũng có tác dụng quan trọng để kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tái phát. Bạn cần ăn uống những thực phẩm có lợi cho tiêu hóa, ăn kỹ nhai lâu, hạn chế đồ cay nóng, đồ ăn và hoa quả có vị chua, có thái độ sống vui vẻ, vận động phù hợp với thể trạng…

Những triệu chứng viêm tá tràng gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, lao động và học tập của người bệnh. Nhận biết các dấu hiệu nghi ngờ, thăm khám sớm giúp bạn có thể phòng ngừa và “tránh xa” căn bệnh phiền toái này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *