Nhận biết các triệu chứng viêm túi mật cấp là rất quan trọng để có thể phát hiện sớm và xử lý kịp thời căn bệnh nguy hiểm này. Vì viêm túi mật cấp là một cấp cứu về tiêu hóa. Người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt nếu không sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Bạn đang đọc: Triệu chứng viêm túi mật cấp cấp cứu về tiêu hóa.
Vậy các triệu chứng viêm túi mật cấp là gì?
Triệu chứng viêm túi mật cấp thường gặp nhất là đau quặn gan (đau nhức đột ngột ở vùng bụng trên bên phải).
Triệu chứng chính của viêm túi mật cấp là đau nhức đột ngột ở vùng bụng trên bên phải, còn được gọi là đau quặn gan. Cơn đau kéo dài có thể lan tỏa sang vùng vai phải. Đau tăng khi ho và hít sâu.
Không giống với các dạng đau bụng khác, đau bụng do viêm túi mật cấp thường kéo dài trong vài tiếng đồng hồ. Một số người có thể có các triệu chứng khác như:
- Sốt
- Buồn nôn, nôn ói
- Đổ mồ hôi
- Chán ăn
- Vàng da
- Phình bụng
Chẩn đoán viêm túi mật cấp
Tìm hiểu thêm: Viêm gan C là gì? Những điều cần chú ý
Người bệnh có thể được chỉ định thực hiện siêu âm ổ bụng để chẩn đoán viêm túi mật cấp.
Nếu người bệnh bị đau bụng nặng, bác sĩ sẽ thực hiện nghiệm pháp Murphy. Cụ thể trong phương pháp này, bác sĩ ấn nhẹ ngón tay vào điểm túi mật rồi bảo người bệnh hít sâu, nếu đau người bệnh sẽ dừng thở lại đột ngột. Trong trường hợp viêm túi mật cấp, bệnh nhân thường rất đau.
Nếu các triệu chứng cho thấy người bệnh đang bị viêm túi mật cấp, cần nhập viện để điều trị ngay lập tức. Các xét nghiệm bổ sung khác bao gồm:
- Xét nghiệm máu: để kiểm tra dấu hiệu viêm trong cơ thể
- Siêu âm ổ bụng: để kiểm tra sỏi mật hoặc các dấu hiệu cảnh báo vấn đề ở túi mật.
- Các xét nghiệm khác như chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) – cũng có thể được thực hiện để kiểm tra túi mật chi tiết hơn để khẳng định chẩn đoán.
Điều trị viêm túi mật cấp
>>>>>Xem thêm: Nhận biết cơn đau viêm tụy cấp và cách xử lý kịp thời
Điều trị ban đầu của viêm túi mật cấp bao gồm tạm ngừng ăn uống, truyền tình mạch và uống thuốc giảm đau.
Người bệnh được chẩn đoán viêm túi mật cấp cần phải nhập viện để điều trị ngay,
Điều trị ban đầu thường bao gồm:
- Không ăn uống để làm giảm áp lực lên túi mật.
- Truyền tĩnh mạch để ngăn ngừa mất nước.
- Uống thuốc giảm đau.
Người bệnh cũng có thể phải sử dụng thuốc kháng sinh nếu nguyên nhân gây viêm túi mật cấp liên quan đến nhiễm trùng.
Các điều trị này cần được tiếp tục trong 1 tuần, trong thời gian này người bệnh thường sẽ phải nằm viện. Sau điều trị ban đầu, sỏi mật gây ra viêm túi mật cấp tính thường rơi trở lại túi mật và tình trạng viêm tạm thời ổn định.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị được chỉ định khi viêm túi mật cấp đã có biến chứng nặng như viêm phúc mạc, thủng túi mật, hoại tử túi mật… Trong những trường hợp này, bác sĩ bắt buộc phải tiến hành mổ cấp cứu.
Khám và điều trị viêm túi mật
Đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám, trong đó có thể kể đến PGS.,TS.,Thầy thuốc nhân dân NGUYỄN XUÂN THÀNH – tiến sĩ y khoa tại Đại học Y Shimane Nhật Bản và là Giảng viên khoa Nội truyền nhiễm bệnh viện Quân y 103 có hơn 30 năm kinh nghiệm trong thăm khám và điều trị bệnh lý gan mật.
Trang thiết bị y tế hiện đại góp phần giúp phát hiện sớm và điều trị hiệu quả bệnh viêm gan C.
Đội ngũ nhân viên y tế nhiệt tình, chuyên nghiệp, luôn sẵn sàng hỗ trợ mọi nhu cầu về y tế của người bệnh.
Đặt hẹn khám nhanh qua hệ thống tổng đài 1900 55 88 92, hotline 0936 388 288, người bệnh cũng không phải chờ đợi lâu, được chọn bác sĩ, ngày, giờ thăm khám sao cho phù hợp nhất với thời gian biểu của cá nhân,
Chi phí hợp lý, áp dụng thanh toán Bảo hiểm với mọi người bệnh có đăng kí bảo hiểm trực tiếp tại Thu Cúc.
Ý kiến người bệnh
“Tôi từng điều trị viêm túi mật tại bệnh viện Thu Cúc với bác sĩ Thành. Bác sĩ tư vấn rất chu đáo và cẩn thận. Sau 1 thời gian điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ bệnh của tôi đã giảm đáng kể, sức khỏe tốt hơn nhiều. Hiện tại tôi vẫn thường xuyên thăm khám tại bệnh viện Thu Cúc.” – Nguyễn Vân Anh, 39 tuổi, Hà Nội.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.