Xơ gan là bệnh mạn tính của gan, chỉ tình trạng gan bị sẹo xơ nghiêm trọng khiến chức năng gan suy yếu. Thông tin triệu chứng xơ gan cũng như biến chứng của bệnh sẽ có ở bài viết sau.
Bạn đang đọc: Triệu chứng xơ gan và cách phòng bệnh cần biết
1. Triệu chứng xơ gan cần nhận biết sớm để xứ trí kịp thời
Xơ gan giai đoạn đầu có ít biểu hiện và dấu hiệu không rõ ràng. Ở giai đoạn muộn hơn, triệu chứng xơ gan rõ ràng và gây ảnh hưởng tới người bệnh. Thông thường, người bệnh sẽ gặp các biểu hiện sau đây:
1.1. Giảm sự thèm ăn là triệu chứng xơ gan
Viêm gan mạn tính hay viêm gan đều làm gan xơ hoá, cản trở gan thực hiện chức năng cơ bản. Các mô sẹo ngăn chặn dòng chảy của máu qua gan đồng thời làm chậm quá trình xử lý chất dinh dưỡng, hormone, chất độc hại. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể và làm người bệnh chán ăn, ăn không ngon.
Chán ăn, ăn không ngon miệng cảnh báo sức khỏe đang suy nhược
1.2. Đau nhẹ phần trên bên phải bụng
Đây là dấu hiệu phổ biến ở những người mắc bệnh về gan trong đó có xơ gan. Các tổn thương gan gây viêm, gây đau âm ỉ hoặc có cảm giác tức nặng các vùng xung quanh gan nhất là những phần phía trên bên phải bụng.
1.3. Người luôn có cảm giác mệt mỏi uể oải, thiếu sức sống
Khi bị xơ gan, người bệnh giảm sự thèm ăn, ăn ít cộng thêm các cơn đau âm ỉ khiến người mệt mỏi, thiếu sức sống.
1.4. Sụt cân là triệu chứng xơ gan
Sụt cân là một trong những triệu chứng xơ gan và bệnh lý gan mật thường gặp. Khi người bệnh mệt mỏi, chán ăn, ăn ít, sức khoẻ suy yếu nên gây giảm cân.
1.5. Các triệu chứng khác
Biểu hiện bệnh lý xơ gan không chỉ sụt cân, ăn không ngon mà còn có thể gây ra một số dấu hiệu như:
– Vàng da
– Vàng mắt
– Da dễ bầm tím
– Chảy máu
– Nước tiểu sẫm màu
Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh cần đến chuyên khoa Gan mật để được thăm khám và điều trị sớm.
2. Biến chứng xơ gan nguy hiểm nếu điều trị muộn
Bệnh xơ gan nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng như:
2.1. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa
Tĩnh mạch cửa đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển máu từ các cơ quan nội tạng đến gan. Vì vậy, gan bị xơ hoá có thể gây ảnh hưởng tới tĩnh mạch vận chuyển máu tới bộ phận này. Bên cạnh đó, có thể làm tăng huyết áp ở tĩnh mạch cửa, gây ra các triệu chứng xuất huyết tiêu hoá như:
– Nôn ra máu
– Đại tiện phân đen
– Đại tiện ra máu đỏ
2.2. Ung thư gan
Tỷ lệ người bị xơ gan biến chứng thành ung thư gan rất cao. Theo thống kê số liệu của Bộ Y tế, dân số Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh gan mật ở mức cao, đặc biệt tỷ lệ mắc ung thư gan thuộc top đầu trên thế giới.
Ở nước ta, ung thư gan là một trong 5 loại ung thư hay gặp, xếp hàng đầu bệnh ung thư về nam giới và đứng thứ 5 ở nữ giới. Trong đó, ghi nhận có khoảng 80% tỷ lệ người bị ung thư gan tiến triển từ bệnh xơ gan.
Tìm hiểu thêm: Tại sao gan nhiễm mỡ và cách phòng ngừa
Xơ gan cần điều trị để cải thiện khả năng hồi phục của tế bào gan, ngăn bệnh tiến triển nặng
2.3. Cổ trướng, phù chân
Khi cơ thể tăng áp lực tĩnh mạch cửa, giảm đạm trong máu có thể làm chất lỏng tích tụ nhiều, gây phù nề ở chân và bụng.
2.4. Nhiễm trùng
Tình trạng cổ trướng kéo dài làm viêm phúc mạc tiên phát do vi khuẩn. Chuyên gia cảnh báo đây là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm với các biểu hiện như:
– Sốt
– Đau tức bụng
– Tiêu lỏng
– Nôn ói
Ở một số trường hợp, xơ gan có thể gây nhiễm trùng máu hoặc viêm phổi.
2.5. Hội chứng gan – thận
Người bị xơ gan mất bù có thể xuất hiện tình trạng suy thận chức năng, biểu hiện gồm:
– Mệt mỏi
– Buồn nôn
– Nôn
– Suy thận
2.6. Hội chứng gan – phổi
Đay là biến chứng nguy hiểm của sự kết hợp giữa xơ gan, giãn mạch máu trong phổi đi kèm với bất thường trong trao đổi khí. Biểu hiện điển hình của biến chứng nguy hiểm này là:
– Khó thở
– Thiếu oxy
2.7. Bệnh não gan
Biểu hiện nhẹ là người bệnh khó ngủ, không tập trung, hay quên, nặng hơn có thể gồm mất định hướng về cả thời gian và không gian thậm chí có người bị mê sảng, hôn mê.
2.8. Vấn đề về xương khớp
Tuy ít gặp nhưng xơ gan còn có thể làm ảnh hưởng tới xương và làm gia tăng rủi ro mắc các vấn đề xương khớp.
3. Giải đáp một số câu hỏi về xơ gan
3.1. Xơ gan có lây không?
Xơ gan xảy ra do nhiều nguyên nhân, là hậu quả cuối cùng của nhiều bệnh gan mạn tính trong đó nếu xơ gan do virus B, C là phổ biến và có thể lây. Còn nếu xơ gan do bệnh gan do bia rượu, gan nhiễm mỡ, ….thì không lây.
3.2. Lý giải: Bệnh xơ gan có thể chữa khỏi không?
Đặc trưng của xơ gan là tình trạng xơ hoá và hoại tử tế bào gan, hình thành những nốt gan bất thường. Nguy hiểm hơn, đây là tổn thương gan không thể hồi phục hoàn toàn.
Tuy nhiên, nếu xơ gan được phát hiện ở giai đoạn còn bù, tế bào gan vẫn có khả năng hồi phục được phần nào. Ngược lại, khi bệnh tiến triển thành xơ gan mất bù, việc điều trị khó khăn, tốn kém và việc hồi phục ở mức rất thấp.
4. Chuyên gia gợi ý: Phòng bệnh xơ gan bằng cách nào?
Để ngăn ngừa xơ gan, mỗi người nên nâng cao nhận thức bảo vệ gan bằng các cách sau:
– Tiêm phòng vắc xin viêm gan B
– Có lối sống lành mạnh, hạn chế tối đa việc sử dụng bia rượu
– Tránh ăn đồ sống, nên ăn chín uống sôi
– Sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc, xuất xứ
– Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về uống, không sử dụng theo đơn của người khác
– Khám sức khoẻ định kỳ hoặc khám khi cơ thể có các dấu hiệu cảnh báo bệnh gan để điều trị sớm
– Đối với những người bị viêm gan B hoặc C mạn tính cần thăm khám định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện nếu bệnh tiến triển, ngăn biến chứng nặng nề
– Ăn uống điều độ, vận động thường xuyên
>>>>>Xem thêm: Triệu chứng lâm sàng của xơ gan qua từng giai đoạn
Ăn uống lành mạnh không chỉ giúp gan khỏe mạnh mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể
Trên đây là một số thông tin về triệu chứng xơ gan cũng như cách phòng ngừa hiệu quả. Hi vọng qua bài viết, bạn đọc sẽ có thêm thông tin hữu ích để chăm sóc sức khoẻ bản thân và gia đình phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.