Trong khám thai, quy trình khám tiểu đường thai kỳ như thế nào?

Tiểu đường thai kỳ được khẳng định là một trong những bệnh lý trong thời kỳ mang thai mà các mẹ bầu cần cảnh giác. Thông qua khám thai, kiểm tra thai định kỳ, các bác sĩ chuyên khoa có thể phân tích kết quả xét nghiệm để chỉ ra mẹ bầu có đang bị tiểu đường thai kỳ hay không. Trong đó, xét nghiệm quan trọng nhất, mang tính chất khẳng định nguy cơ bệnh ở mẹ bầu chính là nghiệm pháp dung nạp đường uống Glucose. Vậy quy trình khám tiểu đường thai kỳ thực tế như thế nào? Khám tiểu đường thai kỳ có quan trọng không?

Bạn đang đọc: Trong khám thai, quy trình khám tiểu đường thai kỳ như thế nào?

1. Tiểu đường thai kỳ và những điều mẹ cần lưu tâm

Một trong những vấn đề được các bác sĩ lưu ý nhiều nhất trong quá trình hỗ trợ mẹ bầu chăm sóc thai kỳ là tiểu đường thai kỳ.

1.1. Thế nào là tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý thể hiện sự rối loạn về khả năng dung nạp đường huyết, khiến cho lượng đường trong máu của thai phụ tăng cao quá ngưỡng tiêu chuẩn. Thông thường, tình trạng này xảy ra khi thai phụ không thể cân đối chế độ ăn uống một cách khoa học, mất kiểm soát cân bằng dinh dưỡng hàng ngày.

Tiểu đường thai kỳ có thể gặp ở bất cứ giai đoạn nào trong hành trình mang thai của mẹ. Tuy nhiên, thực tế, các mẹ bầu thường gặp phải bệnh lý này ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.

1.2. Những đối tượng nào dễ bị đái tháo đường thai kỳ?

Bất cứ thai phụ nào cũng có nguy cơ đối diện với bệnh lý tiểu đường trong thai kỳ. Tuy nhiên, với những trường hợp sau, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn và biến chứng do tiểu đường thai kỳ có thể phức tạp hơn:

– Chỉ số BMI của cơ thể vượt mức 30.

– Từng mang thai, sinh con nặng quá 4kg.

Trong khám thai, quy trình khám tiểu đường thai kỳ như thế nào?

Mẹ từng mang thai to có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ ở những lần mang thai sau

– Có tiền sử đái tháo đường thai kỳ ở những lần sinh nở trước.

– Có người thân, người nhà ruột thịt, đặc biệt là bố, mẹ,… bị tiểu đường thai kỳ.

1.3. Những ảnh hưởng từ việc bị tiểu đường thai kỳ

Những vấn đề do tiểu đường thai kỳ gây ra thực sự có ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của mẹ, sự phát triển của em bé và cả quá trình sinh nở. Cụ thể:

– Lượng đường trong máu của người mẹ tăng cao, khả năng dung nạp đường của em bé cũng tăng lên, cân nặng tăng khiến việc sinh nở trở nên khó khăn hơn.

– Nước ối tăng lên chứ không rút bớt do hàm lượng polyhydramnios tăng cao. Đa ối, dư ối có thể khiến mẹ bị sinh non, chuyển dạ sớm, từ đó dẫn đến nhiều nguy hiểm trong quá trình sinh nở.

Trong khám thai, quy trình khám tiểu đường thai kỳ như thế nào?

Đa ối do tiểu đường thai kỳ, mẹ có thể sinh non

– Tiểu đường thai kỳ là tiền đề dẫn đến các vấn đề về huyết áp. Huyết áp tăng cao, bất thường có thể làm tăng nguy cơ tiền sản giật.

– Em bé sinh ra có thể gặp một số vấn đề về đường huyết, bệnh về mắt, vàng da.

– Mẹ có thể gặp vấn đề thai lưu, tuy nhiên khá hiếm gặp.

2. Tiến hành xét nghiệm tiểu đường thai kỳ khi nào? Có quan trọng không?

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là một trong những xét nghiệm quan trọng trong quá trình khám thai. Tuy nhiên, để thu được hiệu quả chính xác, các mẹ cần thực hiện theo đúng lịch khám được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.

2.1. Thời điểm nào lý tưởng để xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Theo các bác sĩ Sản khoa, thời điểm tốt nhất để thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là khi thai được 24 đến 28 tuần tuổi. Lúc này, nhau thai đã phát triển đầy đủ, glucagon – hormone được bài tiết từ tuyến tụy tăng lên, hiệu lực của insulin giảm, Glycogen ở gan được phân giải và chuyển hóa thành Glucose, từ đó khả năng dung nạp Glucose cũng giảm, đường huyết của mẹ tăng cao.

2.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Với những hệ quả do mắc bệnh lý tiểu đường thai kỳ gây ra, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có ý nghĩa rất quan trọng khi mẹ đi khám thai. Việc này giúp phát hiện sớm, có hướng kiểm soát tốt khả năng dung nạp đường của cơ thể thai phụ. Từ đó, bác sĩ cũng sẽ có hướng điều trị, khắc phục phù hợp với từng mức độ, từng đối tượng bị tiểu đường thai kỳ.

Tìm hiểu thêm: Các phương pháp điều trị ung thư da

Trong khám thai, quy trình khám tiểu đường thai kỳ như thế nào?

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống được thực hiện từ tuần 24 đến 28, giúp mẹ sớm phát hiện nguy cơ tiểu đường thai kỳ

Nếu có hướng điều trị phù hợp, tiến hành khắc phục từ sớm, mẹ bầu có thể hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra do tiểu đường thai kỳ. Đồng thời, mẹ cũng có thể sinh nở dễ dàng hơn, nhiều trường hợp còn có khả năng sinh thường.

3. Tìm hiểu quy trình khám thai làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Giống như tất cả những xét nghiệm cần thực hiện trong quá trình khám thai, nghiệm pháp dung nạp đường uống cũng cần được thực hiện theo đúng quy trình mà đơn vị y tế đưa ra.

3.1. Quy trình khám tiểu đường thai kỳ 1 bước

Để thực hiện, đầu tiên, thai phụ sẽ được hướng dẫn uống hết 75g đường uống Glucose. Tiếp đó, nhân viên y tế hướng dẫn mẹ bầu tiến hành lấy máu tĩnh mạch để đưa đi xét nghiệm, đo nồng độ Glucose ở từng mốc là 1 giờ và 2 giờ kể từ sau khi thai phụ uống đường.

Thông thường, thai phụ được chỉ dẫn thực hiện nghiệm pháp này vào buổi sáng khám thai. Trước khi thực hiện, thai phụ cần nhịn đói từ 8 đến 10 tiếng, chỉ sử dụng nước lọc. Khi 1 trong 3 chỉ số sau được ghi nhận bất thường, mẹ bầu có thể được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ:

– Đường huyết lúc thai phụ đói ≥ 92 mg/dL (5.1 mmol/L).

– Sau 1 giờ kể từ khi uống đường ≥ 180 mg/dL (10.0 mmol/L).

– Sau 2 giờ kể từ khi uống đường ≥ 153 mg/dL (8.5 mmol/L).

Nếu cả 3 chỉ số có kết quả nhỏ hơn các giá trị nêu trên, thai phụ có thể yên tâm bản thân không có nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

3.2. Quy trình khám tiểu đường thai kỳ 2 bước

Quy trình này có thể khác một chút so với quy trình khám 1 bước nêu trên.

– Bước đầu tiên: Thai phụ vẫn được chỉ dẫn uống Glucose với định lượng 50g. Sau 1 giờ, nhân viên y tế sẽ tiến hành đo đường huyết. Lúc này, nếu mức Glucose trong huyết tương của mẹ bầu vượt ngưỡng 130 mg/dL (7.2mmol/L), thai phụ cần thực hiện tiếp nghiệm pháp dung nạp đường uống 100g.

– Bước 2: Thai phụ thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường uống 100g khi đã nhịn ăn và đang đói. 100g Glucose được pha cùng khoảng 300ml nước để thai phụ sử dụng. Nhân viên y tế sẽ tiến hành lấy mẫu, đo đường huyết khi thai phụ đói. Tiếp tục đo sau 1 giờ kể từ khi uống đường. Cứ mỗi 1 giờ, thai phụ sẽ được lấy mẫu kiểm tra đường huyết một lần, tổng cộng thực hiện 3 lần.

Trong khám thai, quy trình khám tiểu đường thai kỳ như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Điều cần biết về tầm soát ung thư nội mạc tử cung

Quy trình khám tiểu đường thai kỳ được thực hiện theo từng bước để đảm bảo kết quả chính xác nhất

Sau khi mẹ bầu uống dung dịch 100g đường trong 3 tiếng, nếu các chỉ số có kết quả như sau, mẹ có nguy cơ tiểu đường thai kỳ:

Đường huyết khi thai phụ đói: 95mg/dl (5.3mmol/l).

Đường huyết đo sau 1 tiếng uống đường: > 180mg/dl (10.0mmol/l).

Đường huyết đo sau 2 tiếng uống đường: > 155mg/dl (8,6mmol/l).

Đường huyết đo sau 3 tiếng uống đường: > 140mg/dl (7.8mmol/l).

4. Cần lưu ý những điều gì khi thực hiện quy trình khám thai có xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Như đã chia sẻ, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cần tuân thủ đúng thời gian, nguyên tắc để cho kết quả các chỉ số chính xác nhất, phản ánh đúng nhất tình trạng đường huyết của các mẹ. Vì vậy, để phối hợp với đơn vị y tế và bác sĩ thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường huyết, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau:

– Các mẹ nên thực hiện xét nghiệm này vào buổi sáng và cần nhịn đói từ 8 đến 10 tiếng trước khi khám thai.

– Mẹ bầu chỉ ăn sau khi đã lấy mẫu máu lần cuối cùng.

– Trong quá trình thực hiện, nếu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, mẹ có thể yêu cầu được nằm nghỉ giữa các lần lấy mẫu.

– Uống đường, mẹ nên uống từng ngụm nhỏ, uống trong vòng 5 phút và cố gắng tránh nôn ra.

– Nghỉ ngơi đầy đủ trước khi thực hiện làm nghiệm pháp dung nạp đường uống.

– Không cần kiêng khem và nên giữ một tâm lý thoải mái trước khi đi xét nghiệm.

– Lựa chọn địa chỉ thực hiện phù hợp, uy tín, đảm bảo kết quả chính xác, có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn tốt.

Đó là toàn bộ những chia sẻ về quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ mà mẹ bầu cần biết, tầm quan trọng của việc thực hiện quy trình này khi khám thai định kỳ. Vì vậy, mẹ bầu nên chủ động tìm hiểu và thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường uống ở tuần thai từ 24 đến 28, phát hiện sớm nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa phù hợp, có đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa tận tình, có chuyên môn để tiến hành thực hiện và được nghe những lời khuyên hữu ích.

Hiện tại, Thu Cúc TCI tiến hành quy trình khám tiểu đường thai kỳ ở mốc khám thai tuần từ 25 đến 28 cho thai phụ đăng ký dịch vụ Thai sản trọn gói. Với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân viên y tế, bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn vững vàng, các mẹ bầu đều có thể an tâm về tình trạng sức khỏe sau khi nhận được kết quả xét nghiệm hoặc có được những lời khuyên, sự hướng dẫn kịp thời khi có nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Vì vậy, để sàng lọc nguy cơ bệnh lý này từ sớm, đồng thời có kế hoạch quản lý thai kỳ tốt nhất, toàn diện nhất, các mẹ hãy tham khảo, lựa chọn Thai sản trọn gói TCI ngay từ bây giờ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *