Trồng răng sứ titan, ưu điểm và hạn chế

Trồng răng sứ titan là phương pháp giúp phục hình thẩm mỹ hàm răng. Trên thực tế, phương pháp này đã được nhiều người sử dụng và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, những ưu, nhược điểm cùng độ an toàn của nó vẫn khiến nhiều người lăn tăn. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này.

Bạn đang đọc: Trồng răng sứ titan, ưu điểm và hạn chế

1. Răng sứ titan là gì?

Răng sứ titan là một loại có thành phần từ kim loại. Cấu tạo của nó bao gồm 2 phần: lớp sườn phía trong và lớp sứ trắng phủ ngoài. Trong đó:

Phần sườn phía trong được kết hợp bởi các chất kim loại. Tỉ lệ Titanium rơi vào khoảng 4-8%. Đây cũng là lý do giúp răng sứ titan có trọng lượng nhẹ hơn bình thường.

Trồng răng sứ titan, ưu điểm và hạn chế

Răng sứ titan được chia làm 3 loại chính

Lớp ngoài răng sẽ là men sứ Ceramco III. Nhờ lớp men, những chiếc răng sứ titan sẽ có vẻ ngoài không khác gì răng thật.

Cơ bản, răng sứ titan sẽ được chia làm 3 loại chính: răng sứ Titan Berlin, răng sứ Titan Margin và răng sứ Titan Vita. Tùy vào điều kiện kinh tế và nhu cầu sử dụng, mỗi cá nhân sẽ phù hợp với một loại răng sứ riêng.

2. Những đối tượng nên áp dụng phương pháp trồng răng sứ titan

Tìm hiểu thêm: Chi phí niềng răng hô tại nha khoa có cao không?

Trồng răng sứ titan, ưu điểm và hạn chế

Phương pháp sử dụng răng sứ titan có thể áp dụng cho nhiều đối tượng

Với đặc tính tương thích sinh học cao, răng sứ titan có thể sử dụng cho hầu hết các đối tượng có nhu cầu. Đặc biệt, phương pháp này hoàn toàn có thể áp dụng cả với những đối tượng dễ dị ứng với kim loại. Bên cạnh đó, răng sứ titan cũng đã được các chuyên gia thế giới kiểm định và đưa ra kết luận về độ lành tính, không ảnh hưởng sức khỏe người dùng. Do vậy, bất kì ai cũng có thể yên tâm sử dụng loại răng này.

Sau đây là những trường hợp có thể sử dụng phục hình bằng răng sứ titan:

– Răng bị mất, không tự khôi phục được làm ảnh hưởng tới khả năng ăn uống.

– Hàm răng bị thưa gây mất thẩm mỹ và nhiều trở ngại trong quá trình ăn uống, nhai thức ăn.

– Hàm răng bị tổn thương, sứt mẻ hoặc ố vàng, nhiễm màu nặng không xử lý được bằng tẩy trắng thông thường.

Về vị trí răng, răng sứ titan có thể thay thế hầu hết răng ở các vị trí. Tuy nhiên, lời khuyên là nên sử dụng loại răng này để phục hình cho những nhóm răng yêu cầu cao về độ bền. Ví dụ như răng hàm, các răng vị trí bên trong đóng vai trò quan trọng trong việc ăn, nhai.

3. Răng sứ titan có tuổi thọ bao nhiêu năm?

Tuổi thọ của răng sứ titan thuộc nhóm những loại có độ bền cao nhất. Trung bình, một răng sứ titan có tuổi thọ từ 5 tới 10 năm. Tuy nhiên, đây chỉ là con số dựa trên cơ sở về lý thuyết. Trên thực tế, mỗi trường hợp sử dụng sẽ có thời gian phụ thuộc vào kỹ thuật, quy trình trồng răng. Đồng thời, yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ bền của răng chính là cách chăm sóc hàng ngày có đủ và đúng phương thức hay không.

4. Trồng răng sứ titan và những ưu, nhược điểm

4.1 Ưu điểm của trồng răng sứ titan

Sau đây là một vài ưu điểm nổi bật của răng sứ titan

4.1.1 Tính thẩm mỹ được đảm bảo

Như đã nói, cấu tạo của răng sứ titan được phủ phía ngoài một lớp sứ trắng. Lớp sứ này có màu sắc tương đồng với màu răng thật. Đồng thời, quá trình mài giũa, tạo hình răng cũng được xử lý kỹ càng giống như răng thật. Nhờ vậy, khi sử dụng răng sứ titan, tính thẩm mỹ của hàm răng vẫn luôn được đảm bảo.

4.1.2 Trọng lượng răng nhẹ

Sở hữu vẻ ngoài với kích thước tương đương răng thật, thế nhưng trọng lượng của răng sứ titan lại nhẹ hơn nhiều. Nhờ vậy, những chiếc răng sứ titan rất được yên tâm khi sử dụng cho cả phần hàm trên và hàm dưới. Đặc biệt, khi sử dụng, người dùng sẽ không phải lo về không lo về tình trạng rơi cầu răng sứ bởi cấu tạo kích thước cầu răng tương đối dài.

4.1.3 Độ bền cao

Được cấu tạo từ kim loại được bọc men sứ bên ngoài, răng sứ titan có khả năng chịu lực rất tốt. Với những chiếc răng sứ titan được trồng, người dùng vẫn có thể thoải mái ăn uống như răng thật mà không phải lo về hiện tượng sứt mẻ.

4.1.4 Độ lành tính cao

Trong phần hợp kim của răng sứ titan có chứa 4-6% titanium, đây là chất liệu phổ biến trong y khoa và an toàn tuyệt đối với cơ thể. Phía bên ngoài, lớp phủ sứ cũng đã được kiểm định về độ an toàn với sức khỏe người dùng. Khi sử dụng, người dùng không phải lo ngại về những ảnh hưởng tới nướu, các bộ phận xung quanh. Đồng thời, những trường hợp bị dị ứng kim loại hay nhạy cảm, dị ứng nóng, lạnh, dễ kích ứng vẫn hoàn toàn có thể yêu tâm sử dụng.

4.2 Nhược điểm của trồng răng sứ titan

Bên cạnh ưu điểm, phương pháp trồng răng sứ titan vẫn tồn tại một vài nhược điểm nhất định:

4.2.1 Tính thẩm mỹ không cao bằng răng toàn sứ

Tuy răng sứ titan vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ với vẻ ngoài như răng thật nhưng hiệu quả chưa thực sự tốt so với răng sứ toàn sứ. Lý do bởi răng sứ titan sở hữu màu sắc trắng đục. Trong khi đó răng bình thường lại là màu trắng trong. Do vậy về màu sắc, răng sứ toàn sứ sẽ có sự tương thích hơn răng sứ titan.

4.2.2 Dễ xuất hiện đen viền nướu

Cấu tạo của răng sứ titan với phần trong làm bằng Titanium. Vì vậy, sau từ 2-3 năm sử dụng, răng sẽ bắt đầu xuất hiện tình trạng oxy hóa. Từ đó, viền nướu sẽ xuất hiện vết thâm đen gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, với những vị trí răng khuất nằm phía trong, không ảnh hưởng quá nhiều tới thẩm mỹ thì chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.

4.2.3 Tuổi thọ răng không cao

Trồng răng sứ titan, ưu điểm và hạn chế

>>>>>Xem thêm: Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Tuổi thọ răng sứ titan dao động phụ thuộc vào quá trình thực hiện tại nha khoa và cách chăm sóc tại nhà

Trung bình, tuổi thọ của răng sứ titan sẽ rơi vào khoảng 5-10 năm. Đây là một con số không nhiều và cũng trở thành lăn tăn của nhiều khách hàng trong quá trình lựa chọn. Điều này là do phần khung kim loại của răng dễ xảy ra oxy hóa khi ở trong môi trường của khoang miệng. Ngoài ra, tùy thuộc vào quy trình trồng răng cũng như chế độ chăm sóc của mỗi người, con số này sẽ có sự thay đổi nhất định.

Vừa rồi, chúng ta đã điểm qua những thông tin cơ bản về phương pháp phục hình thẩm mỹ bằng răng sứ titan cũng như những ưu, nhược điểm của phương pháp này. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn đưa ra được lựa chọn phù hợp với bản thân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *