Hỏi: Chào bác sĩ! Tôi là Tùng-32 tuổi. Cách đây 1 tuần tôi bị đau bụng, đau âm ỉ ở khu vực rốn. Vì cơn đau kéo dài liên tục không dứt, kéo dài suốt từ trưa hôm trước nên đến trưa hôm sau tôi đã quyết định đi viện khám. Bác sĩ chỉ định siêu âm, chụp X-quang bụng, phổi, và nội soi đại tràng. Kết quả sau xét nghiệm như sau: thành túi mật có polyp 6mm, niêm mạc đại tràng và trực tràng phù nề. Bác sĩ cho tôi nhập viện, đêm hôm đó tôi không còn đau bụng nữa. Sau 4 ngày nằm viện để theo dõi thì bác sĩ cho ra viện mà không có đơn thuốc điều trị.
Bạn đang đọc: Trực tràng phù nề
Tôi có một số băn khoăn mong được bác sĩ tư vấn và giải đáp:
Polyp thành túi mật có nguy hiểm không?
Tại sao niêm mạc đại tràng, trực tràng phù nề mà bác sĩ không cho điều trị?
Vợ chồng tôi có kế hoạch muốn sinh thêm em bé trong thời gian này thì việc tôi vừa thực hiện một số phương pháp kiểm tra sức khoẻ như vậy có ảnh hưởng gì tới em bé không?
Cám ơn bác sĩ nhiều. (Thanh Tùng – Hà Nội)
Cám ơn Thanh Tùng đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chuyên mục. Câu hỏi của bạn được chuyển đến bác sĩ Chuyên khoa II – Chuyên khoa Tiêu hóa Nguyễn Thị Hằng, và được bác sĩ trả lời như sau:
Polyp túi mật có nguy hiểm không?
Polyp túi mật là trường hợp khá phổ biến và tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính, không có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ mắc giữa nam và nữ.
Theo nghiên cứu có tới trên 95% trường hợp polyp túi mật là lành tính, trong đó thường gặp nhất chiếm 40-70% là cholesterol polyp. Polyp có thể hình thành do một số lí do như: viêm, do phát triển tăng sinh tổ chức tuyến, do tổ chức mỡ, tổ chức cơ mỡ, tổ chức cơ tuyến, hay do dị dạng mạch máu… Do vậy các trường hợp bị polyp túi mật không cần quá lo lắng về việc này, và thường có thể chung sống hòa bình với nó mà không cần đến can thiệp phẫu thuật.
Tuy nhiên nếu polyp túi mật có khả năng tiến triển thành ung thư thì cần phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ Polyp. Polyp túi mật cần được cắt bỏ nếu có những dấu hiệu sau:
– Polyp gây triệu chứng đau gây khó chịu
– Polyp có kích thước trên 10mm và người mắc trên 55 tuổi
– Người mắc polyp túi mật có các bệnh lý kèm theo như sỏi túi mật, viêm túi mật…
Như bạn miêu tả thì trường hợp của bạn chỉ cần theo dõi, siêu âm định kì 6 tháng một lần để theo dõi và phát hiện các dấu hiệu bất thường nếu có.
Tìm hiểu thêm: Điều trị trĩ nội sớm để ngăn ngừa biến chứng sau này
>>>>>Xem thêm: Crohn bệnh học: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Tại sao niêm mạc đại tràng, trực tràng bị phù nề mà bác sĩ không cho điều trị?
Niêm mạc đại tràng trực tràng bị phù nề xung huyết nhẹ là tình trạng đại trực tràng bị viêm nhẹ. Sau 4 ngày theo dõi tại viện, bạn đã không còn bị đau bụng và không có biểu hiện gì thêm như tiêu chảy, hay nôn ói … chứng tỏ bệnh của bạn mới ở giai đoạn nhẹ và đã tự khỏi nên không cần uống thêm thuốc gì.
Về việc muốn sinh con: do bạn vừa làm xét nghiệm chụp x-quang, tia X có thể ảnh hưởng lên tinh trùng nên để an toàn cho bé, tốt nhất sau một tháng chụp chiếu mới nên có em bé.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp anh có được thông tin cần thiết. Chúc anh luôn khỏe!
Để biết thêm thông tin chi tiết về tình trạng trực tràng phù nề hoặc có nhu cầu đặt lịch khám tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 558892 hoặc hotline 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể.